Trong quá trình giao tiếp, kỹ năng đặt câu hỏi là một kỹ năng vô cùng quan trọng và chắc chắn các bạn cũng rất hay sử dụng đến nó phải không ?

Ấy vậy mà không phải ai trong số chúng ta cũng biết cách đưa ra những câu hỏi sao cho đúng lúc và đúng cách nhất để có thể dẫn dắt cuộc trò chuyện hiệu quả, tạo ra sự đồng điệu, khơi dậy suy nghĩ và nhận được những câu trả giá trị của người đối diện.

Contents

1. Kỹ năng đặt câu hỏi mở và câu hỏi đóng

Hãy thử tưởng tượng những tình huống sau:

  • “Thời tiết hôm này nóng bức khó chịu quá nhỉ ?” – “Ừ, nóng thật”.
  • “Em đã từng yêu ai chưa” – “Chưa ạ”.
  • “Anh nghĩ đội tuyển Pháp có khả năng vô địch World Cup vào năm 2022 không ?” – “Ồ, có chứ”.

Các chủ đề trên đều dễ nói chuyện, nhưng nếu chỉ đặt câu hỏi đơn giản “yes or no” như vậy thì bạn cũng sẽ chỉ nhận được những câu trả lời: có hoặc không. Những câu hỏi này không mang tính chất gợi mở ý tưởng. Và nếu các bạn sử dụng không khéo thì có thể đưa câu chuyện đi đến ngõ cụt. Đây gọi là câu hỏi đóng.

cách đặt câu hỏi mở và câu hỏi đóng
Đặt câu hỏi mở và câu hỏi đóng

Nhưng, nếu bạn thể hiện các chủ đề đó bằng nhiều ngôn từ hơn, bằng một câu hỏi rộng hơn để người đối diện phải suy nghĩ và đưa ra những ý kiến riêng của mình thì câu chuyện của bạn sẽ tiếp tục trôi chảy, và tự nhiên bạn cũng sẽ nhận được một câu trả lời thú vị hơn rất nhiều. Đây là câu hỏi mở.

Chẳng hạn, bạn có thể hỏi như sau:

  • “Mấy hôm nắng nóng em toàn ở trong nhà chả dám ra đường. Anh thì sao ? Anh thấy thời tiết mấy ngày hôm nay thế nào ?”.
  • “Có người nói tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên nhất trong cuộc đời, em nghĩ sao ?”.
  • “Những năm gần đây, đội tuyển Pháp đã bổ sung được rất nhiều nhân tố tài năng trẻ mới, anh có phán đoán gì về cơ hội vô địch World Cup 2022 của đội tuyển Pháp ?”.

Câu hỏi đóng

Những câu hỏi đóng đưa ra không đúng lúc rất có thể sẽ khiến cho tình huống trở nên bế tắc, chấm hết chủ đề, và cũng có thể là chấm hết cuộc trò chuyện trong im lặng. Vì vậy, tốt nhất ta nên hạn chế dùng câu hỏi dạng này khi câu chuyện vẫn đang trôi chảy.

Cách đặt câu hỏi yes or no
Cách đặt câu hỏi yes or no

Câu hỏi đóng rất hiệu quả khi bạn muốn mở đầu và kết thúc một câu chuyện hay một chủ đề nào đó. Ví dụ như:

  • Để bắt chuyện, mở đầu :” À, hôm trước đi phỏng vấn có được không ?”, “Ê này, đi đâu đấy ?”, “Đi cafe tí chứ hả ?”, “Chân anh hôm trước còn đau giờ đỡ chưa ?”,…
  • Để kết thúc: “Thế để hôm khác lại gặp nhé, chủ nhật tuần này được không ?”, “Như vậy chúng ta đã thống nhất, cuộc họp kết thúc tại đây được chứ ?”, …

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng câu hỏi đóng để thăm dò xem người đối diện có hứng thú với chủ đề bạn sắp kể hay không.

Câu hỏi mở

Khi bạn đưa ra những câu hỏi dạng này thì người đối diện sẽ không thể nào trả lời quấy quá bằng hai, ba từ được. Câu hỏi mở sẽ khiến người được hỏi phải suy nghĩ cẩn thận và đưa ra câu chuyện, ý kiến, cảm xúc của họ để trả lời. Từ đó bạn có thể đào sâu thêm thông tin, chủ đề và dẫn dắt câu chuyện theo hướng cởi mở mà bạn mong muốn.

Đặt câu hỏi mở với what, why, when
Cách đặt câu hỏi mở với what, why, how

Thường câu hỏi mở hay được dùng với các từ như: “Tại sao”, “thế nào”, “làm gì”, “cái nào”, hoặc các cụm từ tương tự. Bạn cũng có thể sử dụng các các câu như: “Hãy nói cho tôi biết…”, “Thử giải thích…”. Kèm theo đó nên là những từ như: “Ý kiến gì”, “cảm giác thế nào”, “thấy thế nào”, “nghĩ gì”,…

Ngoài ra còn một cách cũng rất hữu hiệu, đó là dạng câu hỏi:” Nếu…thì…”. Những câu hỏi này nếu được sử dụng tinh tế thì có thể khơi gợi trí tưởng tượng và sự sáng tạo của người đối diện rất hiệu quả. Ví dụ như: “Nếu điều đó xảy ra thì anh sẽ làm gì ?”, “Nếu…thì em đồng ý hay phản đối ?”,… 

2. Kỹ thuật đặt câu hỏi dẫn dắt

Giả sử bạn đang order thức ăn tại một cửa hàng KFC:

– Chào anh, trưa nay anh muốn dùng món gì ạ ?

– Cho anh một combo cơm với 2 gà giòn cay, 1 salad rau trộn và 1 pepsi nhé !

Dạ, 1 pepsi cỡ lớn phải không anh ? ( thay vì hỏi:”anh muốn pepsi cỡ lớn hay cỡ nhỏ ?”) 

– Ừ, cỡ lớn đi

Anh dùng thêm khoai tây chiên chứ ạ ? 

– Ừ, lấy thêm khoai cũng được

À, anh ơi, nhà hàng còn có món kem tráng miệng rất ngon ạ ! Em order thêm cho anh một phần nhé ?  Chỉ thêm có 9 nghìn đồng thôi ạ ! ( làm ra vẻ như khách hàng chưa biết trong menu có kem vậy ). 

Trên thực tế, cũng nhờ phương pháp này mà McDonald đã bán được thêm 4 triệu kg khoai tây mỗi ngày. Đó chính là cách đặt câu hỏi dẫn dắt mà trong bán hàng thì họ gọi đây là kỹ thuật “upselling”. Khi áp dụng dạng câu hỏi như trên thì người đối diện thường có xu hướng đồng ý hoặc trả lời “có” ngay trong khoảnh khắc đó.

Kỹ thuật upselling
Kỹ thuật upselling

Còn trong giao tiếp, bạn cũng có thể áp dụng dạng câu hỏi này để dẫn dắt suy nghĩ của đối phương theo ý muốn với một vài phương pháp như:

  • Câu hỏi đi kèm sự khẳng định: “Cô ấy thực sự rất quyến rũ, anh nghĩ thế chứ ?”, “Làm theo cách này tốt hơn phải không ?”,…
  • Đặt câu hỏi để người trả lời dễ dàng nói “có” thay vì nói “không”
  • Đưa ra 2 sự lựa chọn mà cả hai phương án đó bạn đều thích thực hiện. Ví dụ: “Con muốn đi tắm rồi ngủ hay đi ngủ rồi sáng mai dậy tắm ?”.

3. Đặt câu hỏi tu từ – bí quyết tạo sự đồng điệu

Đôi khi câu hỏi không nhất thiết dùng để hỏi mà nhằm bộc lộ cảm xúc hay khẳng định một điều gì đó. Các bạn sử dụng câu hỏi tu từ khi muốn thu hút người nghe, khiến người nghe dễ dàng đồng thuận, đồng cảm và tham gia tích cực hơn vào cuộc trò chuyện.

Ví dụ, khi bạn hỏi: “Wow, ý tưởng của anh ấy thật mới mẻ và sáng tạo đấy chứ ?, có thể người đối diện sẽ trả lời: “Đúng vậy, anh ta thực sự rất năng nổ và hoạt bát nữa !”.

Hoặc bạn có thể đưa ra một lời khen ngợi tinh tế bằng cách đặt câu hỏi tu từ: “Đã có ai từng khen đôi mắt của em rất đẹp chưa ?”, “Làm thế nào mà cậu có thể nấu ăn ngon thế ?”,… Trong trường hợp này, câu hỏi vừa có tính khen ngợi, lại vừa gợi mở câu chuyện.

XEM NGAY: KHÓA HỌC KỸ NĂNG GIAO TIẾP ONLINE HAY NHẤT CỦA UNICA

4. Hãy đặt câu hỏi về chủ đề mà đối phương quan tâm

 

Sách đắc nhân tâm
Đắc nhân tâm – Cuốn sách hay nhất về nghệ thuật ứng xử

Trong cuốn sách Đắc nhân tâm, tác giả Dale Carnegie đã đưa ra một nguyên tắc rất ngắn gọn để thu hút sự quan tâm của người khác: ” Hãy nói về điều mà họ quan tâm”.

Và cho dù bạn có đặt câu hỏi hay thế nào, giao tiếp giỏi ra sao nhưng nếu người đối diện hoàn toàn không có chút hứng thú gì về vấn đề mà bạn nói thì mọi kỹ năng của bạn đều là vô tác dụng.

Sẽ ra sao nếu bạn đi chơi với người yêu trong một buổi tối lãng mạn mà lại cứ hỏi đối phương về chính sách phát triển kinh tế của quốc gia ?

5. Một số lưu ý trong việc đặt câu hỏi

  • Trong cuộc trò chuyện, bạn không nên lạm dụng các câu hỏi mà nên tập trung vào việc chăm chú lắng nghe người đối diện. Qua đó bạn mới có thể hiểu đúng tâm lý của họ và tiếp tục khai thác câu chuyện.
  • Tránh hỏi dồn dập để đối phương có thời gian suy nghĩ và trả lời. Hãy học cách lắng nghe, đồng cảm và chia sẻ. Đồng thời tùy vào trường hợp cụ thể để biết câu hỏi nào nên và không nên hỏi.
  • Đôi khi những khoảng lặng là cách đặt câu hỏi hiệu quả nhất trong giao tiếp, vì điều đó sẽ khiến người đối diện phải tiết lộ thêm những thông tin mới mẻ để lấp đấy khoảng lặng ấy nếu bạn biết kiên nhẫn chờ đợi.

Tham khảo ngay khóa học “25 chiêu thức phát triển kỹ năng giao tiếp chinh phục bất kỳ ai” – Khóa học kỹ năng giao tiếp online hay nhất của Unica

Mã giảm giá lên đến 40% cho khóa học: HOCGIAOTIEP.VN

Hãy like và chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích
Twitter
Visit Us
Follow Me
LinkedIn
Share
INSTAGRAM

danganh

Xin chào ! Tôi là Phan Đặng Anh, và đây là nơi tôi chia sẻ những giá trị sống mà tôi cho là sẽ giúp bạn tự tin hơn, hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn. Hy vọng bạn sẽ thích những câu chuyện "zớ zẩn" của tôi ! Xem tất cả bài viết của danganh