Khi gặp người lạ, việc đầu tiên bạn phải làm là giới thiệu bản thân mình. Chúng ta thường xuyên phải làm điều này dù là trong các hoạt động xã giao hay khi phỏng vấn. Trong cuộc sống và công việc, nó là chìa khóa mở ra cánh cổng giao lưu giữa người với người.

Nếu biết cách tự giới thiệu, bạn sẽ luôn thành công trong công việc cũng như giao tiếp xã hội. Ngược lại, nếu không biết cách giới thiệu, bạn sẽ không thể để lại ấn tượng đầu tiên thật sâu sắc trong tâm trí người khác và sẽ không thể giao tiếp có hiệu quả.

Contents

Tại sao giới thiệu bản thân lại quan trọng ?

Giới thiệu bản thân là một môn nghệ thuật ngôn ngữ kéo hai bên xích lại gần nhau hơn. Môn nghệ thuật này đòi hỏi sự chân thành, nhiệt tình và lễ độ. Khi giới thiệu, bạn phải nói sao cho người khác cảm thấy gần gũi và có ấn tượng sâu sắc. Đồng thời, việc nắm bắt các cơ hội tự giới thiệu về mình cũng rất quan trọng.

Tại sao giới thiệu bản thân lại quan trọng ?
Tại sao giới thiệu bản thân lại quan trọng ?

Rất nhiều người, đặc biệt là người trẻ tuổi, khi tự giới thiệu về mình trong lần đầu gặp mặt người lạ, thường hay có tâm lí căng thẳng, rụt rè và có lúc còn giới thiệu qua loa. Ví dụ:” Xin chào, tôi là Thành Nam, mới tốt nghiệp năm nay, rất vui được làm quen”. Hoặc:” Giám đốc, anh có biết Hải – bạn của tôi không, anh ấy làm ở phòng truyền thông”.

Cách giới thiệu như trên quá thông thường, ở lần gặp mặt sau, đối phương sẽ rất khó nhớ tên của bạn, cũng không thể biết chi tiết bạn đang làm công việc gì. Do đó, bạn cần nắm vững kỹ năng giới thiệu bản thân để gây ấn tượng với người khác.

Khắc phục tâm lý nhút nhát khi giới thiệu bản thân

Theo các chuyên gia tâm lý, khi hai người lạ lần đầu gặp nhau, họ thường có sự tò mò và muốn hiểu thêm về đối phương.

Trong cuộc hẹn với một người chưa gặp bao giờ, khi bạn vừa bước vào, người đó nhìn thấy bạn thì trong đầu lập tức xuất hiện một loạt các câu hỏi: Người này là ai ?, Đến để làm gì ?,…. Người ấy sẽ ngay lập tức hứng thú, muốn hiểu thêm về bạn.

Khắc phục tâm lý nhút nhát
Khắc phục tâm lý nhút nhát 

Nếu trong lúc ấy, bạn tự giới thiệu bản thân, đáp ứng sự tò mò của đối phương, thì người đó cũng sẽ tự giới thiệu mình với bạn. Như vậy, hai bên đã có sự khởi đầu thuận lợi, câu chuyện về sau chắc chắn sẽ dễ nói ra.

Ngược lại, khi gặp gỡ, nếu bạn tỏ ra căng thẳng, nhút nhát, không biết mở lời thế nào, không nói được gì thì sẽ khiến người đối diện thất vọng. Đặc biệt khi họ đã đoán ra bạn là ai và đến để làm gì, nếu bạn không kịp thời tự giới thiệu thì mọi việc sẽ càng tồi tệ hơn.

XEM THÊM: Khóa học kỹ năng giao tiếp online hay nhất của Unica

Nói rõ về tên của mình

Trong một số trường hợp, nhất định phải nói rõ ràng họ tên khi giới thiệu bản thân. Cái tên của mỗi người đễu có những ý nghĩa riêng. Khi giới thiệu tên, việc nói rõ ý nghĩa họ tên cũng là một cách rất hữu hiệu.

Nói rõ tên của mình khi giới thiệu bản thân
Nói rõ tên của mình khi giới thiệu bản thân

Một cô gái tên là Nguyên Anh. Mỗi lần tự giới thiệu bản thân cô đều nói:” Nguyên nghĩa là trọn vẹn, khởi đầu đầy đủ, Nguyên Anh là sự khởi đầu tốt đẹp, viên mãn. Rất vui được làm quen”.

Như vậy, mọi người sẽ có ấn tượng sâu sắc với cái tên thú vị của Nguyên Anh. Bạn nên thêm một chút dí dỏm, nêu rõ ý nghĩa tên để người khác dễ dàng ghi nhớ bạn.

XEM THÊM: Cách bắt chuyện và nói chuyện với người lạ hiệu quả

Một số chú ý khi giới thiệu bản thân

Tự giới thiệu không chỉ khiến người khác nhớ đến bạn mà còn nhớ đến hình ảnh của bạn. Do đó, khi giới thiệu thì thời điểm, thái độ hay hành động đều cần phải chú ý.

Một số chú ý khi giới thiệu bản thân
Một số chú ý khi giới thiệu bản thân

1. Chú ý thái độ: Nhất định phải thật tự nhiên, thân thiện, cởi mở và lễ độ. Không nên tỏ ra tự kiêu, khoa trương. Phải thể hiện tình cảm chân thành, mong muốn được làm quen với người đối diện.

2. Chú ý về thời gian: Ngắn gọn, súc tích, thời gian khoảng 30 giây là hợp lý nhất. Nếu nói nhiều sẽ khiến đối phương không thể nhớ hết được.

3. Chú ý nội dung: Nói rõ tên, nơi đang theo học hay làm việc hoặc các thông tin liên quan. Như vậy người nghe sẽ có ấn tượng hoàn chỉnh, người nói cũng không cần dài dòng, mất thời gian.

4. Chú ý cách nói: Nên gật chào hỏi trước và chờ đối phương có phản ứng mới bắt đầu nói. Khi giới thiệu bản thân, bạn nên duy trì liên lạc bằng mắt để thể hiện sự gần gũi, quan tâm.

5. Tìm hiểu thông tin: Bạn nên tìm hiểu thêm thông tin về người đó nếu bạn biết trước cuộc gặp. Ví dụ như tính cách, sở trường, sở thích,…. Như vậy, khi bắt chuyện, bạn có thể nói về điểm chung giữa hai người. Điều đó sẽ khiến cuộc trò chuyện trở nên gần gũi, hòa hợp hơn.

Tham khảo ngay khóa học “25 chiêu thức phát triển kỹ năng giao tiếp chinh phục bất kỳ ai” – Khóa học kỹ năng giao tiếp hay nhất của Unica

Mã giảm giá (lên tới 40%): HOCGIAOTIEP.VN

Hãy like và chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích

danganh

Xin chào ! Tôi là Phan Đặng Anh, và đây là nơi tôi chia sẻ những giá trị sống mà tôi cho là sẽ giúp bạn tự tin hơn, hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn. Hy vọng bạn sẽ thích những câu chuyện "zớ zẩn" của tôi ! Xem tất cả bài viết của danganh