Trong giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể là một loại vũ khí vô cùng sắc bén và hiệu quả. Thế nhưng, chẳng mấy ai trong chúng ta chú ý đến nó mà thường chỉ chú trọng vào lời nói.

Bạn có biết, các yếu tố phi ngôn ngữ luôn chiếm hơn 60% thông điệp mà con người ta truyền tải trong lúc trò chuyện ? Khoa học đã chứng minh rằng những cử chỉ bên ngoài mới có thể bộc lộ những ý định và cảm xúc thật của con người. Không phải là lời nói !

Contents

Ngôn ngữ cơ thể là gì ?

Ngôn ngữ cơ thể là một chuỗi các hành vi của cơ thể người nào đó trong khi giao tiếp. Hành vi như vậy bao gồm các biểu hiện trên khuôn mặt, tư thế, cử chỉ, cử động của mắt, đụng chạm và sử dụng không gian cá nhân. Điều này tồn tại ở cả động vật và con người. 

Ngôn ngữ cơ thể là sự phản ánh trạng thái cảm xúc của một người ra bên ngoài. Mỗi điệu bộ hoặc động thái đều cho thấy cảm xúc của một người vào thời điểm đó. Nếu bạn để ý thì dáng vẻ của bạn lúc tự tin và sợ sệt chắc chắn sẽ khác nhau. 

Ngôn ngữ cơ thể: Trạng thái "mở" và trạng thái "đóng" 
Ngôn ngữ cơ thể: Trạng thái “mở” và trạng thái “đóng” 

Trong một số trường hợp, loại ngôn ngữ này còn được dùng thay cho lời nói. Một ánh mắt cũng có thể truyền đạt đầy đủ thông điệp mà chẳng cần đến ngôn từ. 

Các dấu hiệu phi ngôn ngữ này cũng có nhiều nguồn gốc khác nhau. Một số điệu bộ có thể bắt nguồn từ động vật thời tiền sử. Chẳng hạn, điệu bộ “nhe răng” của động vật biểu hiện sự đe dọa với các loài ăn thịt. Với con người, chúng ta có thể thấy một điệu bộ tương tự cũng biểu lộ sự khó chịu, đó là “cái nhếch mép”. 

ngôn ngữ cơ thể của loài khỉ
ngôn ngữ cơ thể của loài khỉ

Một số điệu bộ khác bắt nguồn từ học hỏi và tiếp thu. Ví dụ, làm sao mà chúng ta biết “gật đầu” là đồng ý hay “lắc đầu” là phụ định ? Những điệu bộ đó có thể ta học từ người lớn khi còn nhỏ hoặc do bẩm sinh có được. 

Tác dụng của ngôn ngữ cơ thể

Còn gì tuyệt vời hơn là nắm bắt được cảm xúc, ý nghĩ thật của người khác khi giao tiếp ? Việc chú ý quan sát cử chỉ, hành động của đối phương sẽ cho bạn biết đối phương đang nói dối hay nói thật, thực sự tán thành hay không tán thành, đang vui hay buồn và có hứng thú với câu chuyện của bạn hay không,…. Bạn cũng có thể ăn nói gần gũi, tự tin và thuyết phục hơn khi thay đổi dáng vẻ cơ thể của mình. 

Ngoài ra, trạng thái cơ thể còn ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của bạn. Mỗi cảm xúc mà bạn trải qua đều có một dáng vẻ, điệu bộ gắn liền với nó. Khi buồn, tư thế của bạn thường ủ rũ, mắt nhìn xuống, thở dài, cơ mặt chùng xuống,…

Trạng thái buồn bã
Trạng thái buồn bã

Nhưng bạn có thể nào cảm thấy buồn nếu bạn bị buộc phải giữ điệu bộ vui vẻ không ? Dĩ nhiên là không, vì não bộ và cơ thể của bạn được kết nối với nhau qua hệ thần kinh. Khi bạn thay đổi dáng vẻ, bạn tự động thay đổi tâm trí và cảm xúc của bạn. Vì thế nếu muốn trở nên tích cực và vui vẻ, hãy giữ cho mình một tư thế tích cực và vui vẻ. 

Một số ví dụ về ngôn ngữ cơ thể

Biểu hiện của người nói dối

  • Che miệng: Ở điệu bộ này, não điều khiển bàn tay che miệng lại một cách vô thức nhằm che giấu những lời nói dối đang được thốt ra. Nhiều người thường ngụy trang điệu bộ này bằng cách giả vờ ho. 
  • Giụi mắt: Đây là ngôn ngữ cơ thể nhằm tránh nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi đang nói dối. Nhiều người thường giụi mắt rất mạnh và quay mặt đi nếu đó là lời nói dối trắng trợn. 
Điệu bộ giụi mắt
Điệu bộ giụi mắt
  • Nắm lấy tai, ngoáy tai: điệu bộ này cho thấy:” Tôi nghe đủ rồi” hoặc họ không muốn nghe gì đó. Động tác này cùng với việc sờ mũi cho thấy một người đang lo lắng. 
  • Gãi cổ và kéo cổ áo: Gãi cổ cho thấy một người đang không chắc chắn, chưa hiểu. Còn kéo cổ áo là biểu hiện của người nói dối đang sợ bị bắt bẻ. Nguyên nhân là do lời nói dối thường gây ra cảm giác ngứa ran và nóng tại một số mô nhạy cảm trên mặt và cổ.  
  • Đút ngón tay vào miệng: Đây là ngôn ngữ cơ thể của những người đang căng thẳng muốn tìm lại cảm giác an toàn như đứa trẻ được bú mẹ. Điệu bộ này có biến thể như ngậm điếu thuốc, cây viết, mắt kính hoặc nhai kẹo. 

Giải mã điệu bộ khoanh tay

Đây là điệu bộ điển hình của tư thế phòng thủ tiêu cực. Khoanh cả hai tay trước ngực nhằm tạo rào chắn giữa người thực hiện và người khác hoặc với thứ gì đó họ không thích. 

Khoanh tay trước ngực là động tác rất phổ biến, được hiểu là tư thế tự vệ hay phản đối. Người ta hay khoanh tay kiểu này khi cảm thấy không an toàn, thiếu tự tin hoặc có thái độ tiêu cực về thứ gì đó. Và chừng nào điệu bộ này còn thì thái độ, cảm giác nguy hiểm vẫn tồn tại. 

Tư thế chỉnh tay áo
Tư thế chỉnh tay áo

Điệu bộ này có rất nhiều biến thể như: chỉnh cổ tay áo, xách cặp trước ngực, che bộ hạ,… Nhưng nhìn chung, những điệu bộ dùng hai tay che cơ thể đều rất tiêu cực. Bạn không nên sử dụng những ngôn ngữ cơ thể này trong giao tiếp

Lãnh thổ và không gian riêng

Theo nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ cơ thể, con người vô thức có cho riêng mình một vùng không gian riêng. Tùy vào mối quan hệ mà có các vùng không gian khác nhau. Nếu ai đó xâm phạm vào không gian riêng của họ thì họ sẽ thấy không thoải mái. 

Khoảng cách và lãnh thổ trong ngôn ngữ cơ thể
Khoảng cách và lãnh thổ trong ngôn ngữ cơ thể
  • Vùng thân mật: từ 15cm – 46cm. Đây là vùng mà ta canh giữ như thể nó là tài sản của riêng họ. Chỉ những người gần gũi với ta như vợ chồng, cha mẹ, con cái, người yêu,… mới được phép bước vào. 
  • Vùng riêng tư: từ 46cm – 1,22m. Đây là khoảng cách dành cho những bữa tiệc, liên hoan ở trường lớp, cơ quan, giao tiếp xã hội và họp mặt thân mật. 
  • Vùng xã giao: từ 1,22m – 3,6m. Chúng ta giữ khoảng cách này với người lạ như thợ sửa ống nước, thợ mộc đang sửa quanh nhà, người đưa thư,… 
  • Vùng công cộng: trên 3,6m. Khi phát biểu trước đám đông thì đây là khoảng cách thoải mái mà ta chọn đứng. 

Những vùng khoảng cách này có xu hướng thu hẹp với phụ nữ và giãn ra với đàn ông.

3 quy tắc để đọc chính xác ngôn ngữ cơ thể

Quy tắc 1: Hiểu các điệu bộ theo cụm

Một trong những lỗi nghiêm trọng nhất mà một người mới học cách đọc ngôn ngữ cơ thể thường phạm phải, đó là họ hiểu một điệu bộ đơn lẻ và tách biệt với các điệu bộ hay tình huống khác. Ví dụ, gãi đầu có thể có nhiều nghĩa: đổ mồ hôi, không chắc chắn, ngứa đầu hay nói dối,…. Nghĩa của “gãi đầu” còn tùy vào các điệu bộ khác đồng thời xảy ra lúc đó. 

Quy tắc 1: Hiểu các điệu bộ theo cụm
Quy tắc 1: Hiểu các điệu bộ theo cụm

Như bất kì ngôn ngữ nói nào, ngôn ngữ cơ thể cũng có “từ”, “câu” và “dấu câu”. Mỗi điệu bộ giống một từ đơn và có thể có nhiều nghĩa khác nhau. Một từ phải nằm trong câu cùng với các từ khác thì mới đầy đủ ý nghĩa. 

Quy tắc 2: Tìm kiếm sự phù hợp giữa lời nói và ngôn ngữ cơ thể

Nghiên cứu cho thấy các dấu hiệu không lời có tác động gấp 5 lần lời nói. Khi hai yếu tố này không khớp nhau thì mọi người sẽ tin vào thông điệp không lời. Và họ chẳng mấy quan tâm đến nội dung của lời nói. 

Ví dụ, bạn là diễn giả, và bạn yêu cầu người nghe phát biểu ý kiến về những điều bạn nói. Nếu họ trả lời “không đồng ý” thì lời nói và cử chỉ của họ sẽ khớp nhau. Nếu họ nói “đồng ý” nhưng điệu bộ lại không phù hợp thì rất có thể họ đang nói dối. 

Việc theo dõi cụm điệu bộ, sự hòa hợp giữa ngôn ngữ cơ thể và lời nói là yếu tố then chốt để giải nghĩa chính xác thái độ của một người. 

THAM KHẢO “KHÓA HỌC KỸ NĂNG GIAO TIẾP ONLINE HAY NHẤT CỦA UNICA

Quy tắc 3: Hiểu điệu bộ trong ngữ cảnh

Tất cả các điệu bộ nên được xem xét trong ngữ cảnh xuất hiện điệu bộ đó. Ví dụ một người ngồi đợi xe bus ở trạm cuối, tay chân khoanh lại thật chặt, cằm cúi xuống trong một ngày mùa đông lạnh giá thì rất có thể người đó thấy lạnh chứ không phải tự vệ.

Hiểu điệu bộ trong ngữ cảnh
Hiểu ngôn ngữ cơ thể trong ngữ cảnh

Thế nhưng, nếu ai đó ngồi đối diện bạn và sử dụng những điệu bộ tương tự khi bạn đang chào bán một sản phẩm, dịch vụ thì chính xác là anh ta không chấp nhận lời đề nghị của bạn. 

Làm thế nào để học ngôn ngữ cơ thể thật tốt ? 

Hãy dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để nghiên cứu các hành vi, điệu bộ của người khác. Cùng với đó, hãy nhận biết một cách có ý thức những điệu bộ của chính bạn. Cơ hội tốt để đọc ngôn ngữ cơ thể là bất kỳ nơi nào diễn ra hoạt động giao tiếp. Các sự kiện xã hội, họp hành hay bữa tiệc là nơi rất tuyệt để bạn tập quan sát. 

Tivi, video cũng là nơi học hỏi rất tuyệt. Hãy giảm âm lượng và cố hiểu chuyện gì đang xảy ra bằng cách xem hình ảnh trước. Sau đó bạn có thể bật âm thanh lớn lên để kiểm tra xem mình đọc ngôn ngữ cơ thể có chính xác hay không. 

Tham khảo ngay khóa học “25 chiêu thức phát triển kỹ năng giao tiếp chinh phục bất kỳ ai” – Khóa học kỹ năng giao tiếp hay nhất của Unica

Mã giảm giá (lên tới 40%): HOCGIAOTIEP.VN

Hãy like và chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích

danganh

Xin chào ! Tôi là Phan Đặng Anh, và đây là nơi tôi chia sẻ những giá trị sống mà tôi cho là sẽ giúp bạn tự tin hơn, hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn. Hy vọng bạn sẽ thích những câu chuyện "zớ zẩn" của tôi ! Xem tất cả bài viết của danganh