Trong khi phỏng vấn xin việc, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả là rất cần thiết. Thực tế, một CV đẹp không phải là yếu tố được các nhà tuyển dụng quá chú ý. Điều quan trọng hơn với họ chính là ấn tượng mà ứng viên đã để lại cho nhà tuyển dụng. 

Và một điều chắc chắn là bạn sẽ không có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên. Cách bạn tiến lại gần, bắt tay hay ngôn ngữ cơ thể nói chung của bạn là các yếu tố rất quan trọng quyết định kết quả. Dưới đây là những bí quyết vàng để tạo ấn tượng tốt nhất trong một cuộc phỏng vấn. 

Contents

Trước cuộc phỏng vấn xin việc: tại khu vực tiếp khách

Một số lưu ý bạn nên thực hiện tại sảnh tiếp khách: 

  • Cởi áo khoác ngoài và nếu có thể thì đưa nó cho người tiếp tân. Tránh bước vào văn phòng khi trên tay mang đầy những thứ không cần thiết, vì nó có thể khiến bạn lóng ngóng và có vẻ không lịch thiệp.
  • Hãy cầm cặp, hồ sơ hay tài liệu cần thiết bằng tay trái, vì bạn sẽ bắt tay bằng tay phải. 
  • Hãy luôn đứng chứ đừng bao giờ ngồi. Các nhân viên tiếp tân thường hay mời bạn “ngồi” vì khi đó, họ khỏi nhìn thấy bạn và không phải tiếp bạn nữa. 
  • Hãy chắp tay sau lưng (tư thế tự tin), chầm chậm lắc lư thân người (tư thế tự tin, tự chủ) hoặc sử dụng điệu bộ chắp tay hình tháp chuông. Kiểu ngôn ngữ cơ thể này nhằm liên tục nhắc người khác rằng bạn vẫn đang ở đó để chờ phỏng vấn xin việc
Phỏng vấn xin việc: tại khu vực tiếp khách
Phỏng vấn xin việc: tại khu vực tiếp khách

Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị về mặt tâm lý. Hãy giữ cho bản thân một thái độ bình tĩnh và thoải mái nhất. Bạn hãy điều chỉnh lại dáng vẻ cơ thể của mình và uống một ngụm nước nhỏ để cảm thấy tự tin hơn. 

Ghi điểm ngay khi bước vào phòng phỏng vấn xin việc

1. Cách bước vào

Cách bạn bước vào phòng cho người khác biết bạn mong đợi được đối xử như thế nào. Khi nhân viên tiếp tân mời bạn vào, hãy đi vào không chút do dự. Đừng chần chừ ở cửa ra vào giống như cậu học sinh ngỗ nghịch vừa mắc lỗi đang đợi gặp thầy hiệu trưởng.

Khi bạn tiến vào căn phòng đó, hãy bước đi với cùng một tốc độ. Những người thiếu tự tin hay thay đổi tốc độ và hơi chùn chân khi bước vào. Bạn cũng không nên bước vào quá vội vã rồi dừng gấp lại mà cứ thong thả, tự nhiên. 

Xem thêm: Khóa học kỹ năng giao tiếp online hay nhất của Unica

2. Tiến đến gần

Cho dù người đó đang nói chuyện điện thoại, lục lọi ngăn bàn hay buộc dây giày, hãy nhẹ nhàng tiến thẳng đến một cách tự tin. Đặt cặp hồ sơ, bìa kẹp hay bất cứ thứ gì bạn cầm trên tay xuống, bắt tay người đó và ngồi xuống ngay. 

Cách bước vào phòng phỏng vấn xin việc
Cách bước vào phòng phỏng vấn xin việc

Hãy để cho nhà tuyển dụng thấy bạn quen với việc bước vào văn phòng một cách tự tin và bạn không mong bị bắt đợi chờ. Những người đi chậm hoặc sải bước dài cho thấy họ có nhiều thời gian, không quan tâm đến việc họ đang làm hoặc không có việc gì khác để làm. 

Nếu bạn muốn gây ảnh hưởng và muốn được chú ý khi phỏng vấn xin việc thì nên bước đi nhanh nhẹn với tốc độ trung bình và sải những bước vừa phải. Đồng thời, hãy giữ dáng đi thẳng lưng và hơi ưỡn ngực để trông tự tin hơn khi bước vào. 

3. Bắt tay

Hãy chủ động đưa tay ra. Giữ lòng bàn tay thẳng và siết tay bằng với lực nắm của người kia. Hãy bước qua phía bên trái bàn của nhà tuyển dụng và đặt chân phải lên trước để lòng bàn tay không bị hướng xuống lúc bắt tay. Đừng bao giờ bắt tay ngang qua mặt bàn. 

  • Giữ lòng bàn tay thẳng rất quan trọng, vì điều này sẽ tạo ra sự bình đẳng và tôn trọng. Trong ngôn ngữ cơ thể, bàn tay hướng xuống khi bắt tay là thái độ kiểm soát, “bề trên”. Và ngược lại, lòng bàn tay hướng xuống cho thấy thái độ phục tùng.

Việc này có thể bắt nguồn từ trò vật tay, khi mà người thua sẽ ngửa tay lên, còn người thắng úp tay xuống. Hoặc khi xin ai đó cái gì, bạn cũng phải ngửa bàn tay lên, người cho thì úp tay xuống. 

Cách bắt tay khi phỏng vấn xin việc
Cách bắt tay khi đi phỏng vấn xin việc

Ngoài ra, hãy để đối phương quyết định khi nào nên ngừng bắt tay. 

Chọn khoảng cách và vị trí ngồi khi phỏng vấn xin việc

1. Khu vực ngồi và cách ngồi

Nếu bạn buộc phải ngồi ghế thấp đối diện với người kia, hãy xoay ghế chếch 45 độ so với họ. Nếu không thể xoay ghế thì hãy xoay người. Điều này sẽ giúp bạn tránh được vị trí “bị khiển trách” khi phỏng vấn xin việc

Nếu bạn được mời ngồi ở khu vực thân mật trong văn phòng, chẳng hạn như tại bàn uống trà thì đó là dấu hiệu tích cực. Bởi vì 95% lời từ chối được đưa ra khi người phỏng vấn ngồi phía sau bàn làm việc. 

Nếu có thể, hãy khéo léo di chuyển cuộc phỏng vấn ra những vị trí thuận lợi như vậy. Khi bạn ngồi cạnh hoặc chếch 45 độ so với họ thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Hoặc ít nhất, hãy cố gắng rời cuộc phỏng vấn đến chỗ góc bàn – nơi có ít sự đối đầu hơn. 

Vị trí này gây cảm giác "thù địch"
Vị trí thế này gây cảm giác “thù địch” khi phỏng vấn xin việc

Đừng bao giờ ngồi trên ghế sofa lún quá sâu, bởi trông bạn sẽ rất tự ti và nhỏ bé. Nếu cần hãy ngồi thẳng ở mép ghế để bạn có thể kiếm soát ngôn ngữ cơ thể của mình. 

2. Khoảng cách

Hãy tôn trọng không gian riêng của người đối diện. Vào những phút đầu của cuộc gặp gỡ, nhu cầu về không gian này thường lớn nhất. Nếu bạn tiến đến quá gần, người kia sẽ phản ứng bằng cách ngồi thụt vào trong, ngả ra sau hoặc sử dụng các điệu bộ lặp đi lặp lại như nhịp ngón tay.

Thông thường, bạn có thể tiến đến gần người quen và lùi ra xa người mới gặp. Tuy nhiên, đàn ông thường tiến gần phụ nữ hơn. Và ngược lại, phụ nữ lại hay lùi ra xa khi họ làm việc với đàn ông. Hãy làm việc ở khoảng cách gần với những người bằng tuổi và xa hơn với những người lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhiều tuổi khi phỏng vấn xin việc

Khoảng cách phù hợp
46cm – 1,2m là khoảng cách phù hợp cho 2 người lạ mới gặp

Xem thêm: Giao tiếp là gì ? Làm thế nào để học giao tiếp tốt ?

Bắt chước nhà tuyển dụng trong lúc phỏng vấn xin việc

Những người có cùng cảm xúc, suy nghĩ thường sẽ có ngôn ngữ cơ thể tương hợp. Điều này giải thích tại sao khán giả tại các concert âm nhạc lại đồng loạt nhảy theo một điệu nào đó. Đơn giản là vì sự đồng bộ với đám đông tạo cảm giác an toàn với những người tham gia. Việc xếp hàng cũng tương tự.

Như vậy, chúng ta bắt chước là nhằm tạo sự hòa hợp với người khác và không muốn lạc lõng. Khi đi phỏng vấn xin việc, bạn cũng nên áp dụng kỹ thuật này với nhà tuyển dụng.

Hãy bắt chước chỗ ngồi, tư thế, góc độ cơ thể, điệu bộ, biểu hiện và giọng nói của họ. Dần dần họ sẽ thấy thích điều gì đó ở bạn. Nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn dễ gần vì họ thấy bản thân họ được phản ánh trong bạn. 

Bắt chước ngôn ngữ cơ thể
Obama và David Cameron đang bắt chước nhau

Ngữ điệu, âm điệu, tốc độ nói và giọng nói cũng hay được bắt chước. Bạn không nên nói nhanh hơn người kia, vì điều đó chứng tỏ bạn đang căng thẳng. Hãy nói cùng tốc độ hoặc chậm hơn người kia, đồng thời bắt chước âm điệu lên xuống và ngữ điệu của họ. 

Tuy nhiên, bạn không nên làm quá “lố” và để họ phát hiện bạn đang “nhái” hành động của họ. Đồng thời, bạn cũng không nên bắt chước những điệu bộ tiêu cực của người khác.  

Kết thúc cuộc phỏng vấn xin việc

Một số lưu ý khi ra về: 

  • Nhẹ nhàng và thong thả gói ghém đồ đạc chứ đừng hấp tấp.
  • Hãy bắt tay nếu có thể và quay người bước đi.
  • Nếu khi bạn vào mà cửa đóng thì khi đi ra bạn hãy khép cửa lại. 
  • Khi bạn đi ra, mọi người luôn quan sát bạn từ phía sau. Vì vậy, nếu bạn là đàn ông, hãy nhớ đánh bóng phần gót giày và chỉnh lại quần áo đầu tóc để tạo ấn tượng từ phía sau. Đây là chỗ nhiều người đàn ông không để ý nhưng phụ nữ lại rất cẩn thận. 
  • Khi bạn đi đến cửa, hãy xoay người chầm chậm và mỉm cười. Tốt hơn là hãy để họ nhớ gương mặt mỉm cười của bạn thay vì những gì sau lưng. 

Mong rằng với bài viết này, các bạn sẽ có những buổi phỏng vấn xin việc thật thành công trong tương lai ! 

Tham khảo ngay khóa học “25 chiêu thức phát triển kỹ năng giao tiếp chinh phục bất kỳ ai” – Khóa học kỹ năng giao tiếp hay nhất của Unica

Mã giảm giá (lên tới 40%): HOCGIAOTIEP.VN

Hãy like và chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích
Twitter
Visit Us
Follow Me
LinkedIn
Share
INSTAGRAM

danganh

Xin chào ! Tôi là Phan Đặng Anh, và đây là nơi tôi chia sẻ những giá trị sống mà tôi cho là sẽ giúp bạn tự tin hơn, hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn. Hy vọng bạn sẽ thích những câu chuyện "zớ zẩn" của tôi ! Xem tất cả bài viết của danganh