Nếu bạn đang đi lòng vòng quanh Internet, tìm kiếm một lời giải cho việc tại sao các mối quan hệ của bạn thật tồi tệ (và theo một cách thức giống hệt nhau luôn), thì có thể bạn sẽ hứng thú với “Thuyết gắn bó”.

Thuyết gắn bó là một mảng của tâm lý học miêu tả bản chất của sự gắn bó về mặt cảm xúc giữa con người với nhau. Điều này bắt đầu khi chúng ta còn bé thơ cùng sự gắn bó với bố mẹ. Bản chất của sự gắn bó này và việc nó được ấp ủ, quan tâm như thế nào sẽ quyết định bản chất của sự gắn bó với người bạn đời của chúng ta trong cuộc sống sau này.

Thuyết gắn bó khởi nguồn từ những năm 1950 và từ đó đã tích lũy được một lượng nghiên cứu khá đồ sộ. Hai nhà nghiên cứu Bowlby và Ainsworth mỗi người đã độc lập phát hiện ra bản chất của việc nhu cầu của đứa trẻ được đáp ứng bởi bố mẹ sẽ quyết định “chiến lược gắn bó” của đứa trẻ ấy trong suốt quãng đời của mình”.

“Kiểu gắn bó” của bạn không giải thích được hết tất cả mọi thứ trong mối quan hệ của bạn, nhưng nó có thể giải thích một phần kha khá được tại sao các mối quan hệ của bạn lại thành công/thất bại như thế, tại sao bạn lại bị hấp dẫn bởi người hấp dẫn bạn, và bản chất của các vấn đề mà bạn cứ gặp hết lần này đến lần khác trong các mối quan hệ của mình.

Contents

BỐN KIỂU GẮN BÓ

Theo các nhà tâm lý học, có bốn chiến lược gắn bó mà con người có: An toàn (secure), Lo âu (anxious), Né tránh (avoidant), và Lo âu – Né tránh (anxious-avoidant).

1, AN TOÀN

Những người có chiến lược gắn bó an toàn sẽ thoải mái khi thể hiện sự quan tâm và tình cảm của mình. Họ cũng thoải mái khi ở một mình và độc lập. Họ có thể sắp xếp sự ưu tiên cho những mối quan hệ trong cuộc sống một cách đúng đắn, thường vạch ra những giới hạn và tuân theo chúng.

Kiểu gắn bó an toàn rõ ràng là tạo nên những người bạn đời, thành viên gia đình và cả người bạn lý tưởng nhất. Họ có thể chấp nhận sự từ chối và vượt qua nỗi đau, nhưng cũng có thể trung thành và hy sinh khi cần thiết. Họ có ít vấn đề về tin tưởng với những người xung quanh và bản thân họ cũng là những người đáng tin cậy.

Kiểu gắn bó “an toàn” hình thành những mối quan hệ thân mật không chỉ trong tình yêu, mà còn với bạn bè. Họ không gặp khó khăn trong việc bộc lộ bản thân và đôi khi có thể phụ thuộc vào người khác nếu cần thiết.

Nghiên cứu cho thấy, hơn 50% dân số thuộc kiểu gắn bó an toàn. Gắn bó an toàn được hình thành từ thời thơ ấu của những đứa trẻ thường xuyên được đáp ứng các nhu cầu, cũng như nhận được đầy đủ tình cảm và yêu thương.

kiểu gắn boán toàn

Người “an toàn” Sarah

  • Tôi thấy dễ dàng trong việc gần gũi về mặt cảm xúc với nửa kia của mình.
  • Khi tôi bộc lộ cảm xúc của mình cho nửa kia của tôi, tôi biết họ cũng cảm thấy giống tôi.
  • Tôi biết rằng nửa kia của mình sẽ ở đó khi tôi cần họ.
  • Tôi muốn nửa kia ở bên tôi khi tôi buồn.
  • Tôi không lo lắng về chuyện nửa kia sẽ rời bỏ tôi.

2, LO LẮNG

Người thuộc kiểu gắn bó lo âu thường bồn chồn và áp lực với những mối quan hệ của mình. Họ cần những sự bảo đảm liên tục từ đối phương. Họ gặp khó khăn khi ở một mình hay độc thân. Họ thường dính vào những mối quan hệ không lành mạnh hay bạo hành.

Họ không dễ tin tưởng người khác, ngay cả những người thân cận. Hành vi của họ có thể trở nên mất lý trí, rời rạc, xúc động mạnh và phàn nàn rằng tất cả những người khác giới đều lạnh lùng và vô tâm. Họ cũng có thể khóc lóc giàn giụa khi làm vậy.

Đây là cô gái sẽ gọi cho bạn 36 lần một đêm vì lo ngại tại sao bạn không gọi lại cho cô ấy. Hoặc là chàng trai đi theo bạn gái đến chỗ làm chỉ để chắc chắn rằng cô ấy không tán tỉnh người đàn ông khác.

Phái nữ dễ thuộc kiểu lo âu hơn phái nam. Chiến lược gắn bó lo âu hình thành từ thời thơ ấu của những đứa trẻ thiếu hụt tình yêu thương và sự quan tâm.

Người “lo lắng” Anna

  • Người yêu tôi không thích gần gũi với tôi như tôi mong đợi.
  • Khi tôi chia sẻ với nửa kia về rắc rối của mình, tôi cảm thấy họ không thực sự quan tâm.
  • Tôi thấy thật khó tha thứ cho nửa kia khi họ làm tôi thất vọng.
  • Tôi thường lo lắng người kia không yêu tôi.
  • Tôi sợ mối quan hệ của chúng tôi sẽ chấm dứt.

3, NÉ TRÁNH

Người thuộc kiểu gắn bó né tránh cực kỳ độc lập, tự cường, và thường không thích sự thân mật. Họ sợ những mối ràng buộc và rất giỏi dùng lý trí để thoát khỏi những tình huống thân mật. Họ thường phàn nàn về việc cảm thấy “đông đúc” và “ngột ngạt” khi người khác cố tiếp cận họ. Họ thường hoang tưởng rằng người khác muốn kiểm soát họ.

Trong tất cả các mối quan hệ, họ luôn có một đường rút. Luôn có. Và họ thường xây dựng lối sống theo cách có thể né tránh ràng buộc hoặc quá nhiều thân mật.

Trong những cuộc khảo sát, những người né tránh thường ghi điểm đặc biệt cao ở sự tự tin (giả tạo) và đặc biệt thấp ở khả năng bộc lộ cảm xúc và sự ấm áp. Họ không chỉ bộc lộ bản thân ở mức tối thiểu với bạn bè và người yêu, mà còn có xu hướng không lệ thuộc vào ai cả, ngay cả khi họ nên như thế. Họ không phải là một người chăm sóc tốt so với các loại khác, có nghĩa rằng người khác không thể nhờ cậy họ lúc khó khăn.

Có một sự thật đáng buồn rằng những mối quan hệ có xu hướng bị kiểm soát bởi những người ít quan tâm nhất. Do đó, những người né tránh có xu hướng là những người kiểm sót cả bạn bè và người yêu, bởi họ gần như luôn sẵn sàng từ bỏ. Điều này trái ngược với kiểu “lo lắng”, những người bị thao túng.

người né tránh

Đây là người đàn ông làm việc 80 tiếng một tuần và cảm thấy phiền phức khi người phụ nữ anh ta hẹn hò muốn gặp mặt nhiều hơn một lần vào cuối tuần. Hoặc cô gái hẹn họ với cả tá chàng trai cả năm trời nhưng lại nói rằng không muốn có “điều gì nghiêm túc” và cuối cùng lại đá họ khi cô đã thấy chán. 

Phái nam dễ thuộc kiểu né tránh hơn phái nữ. Chiến lược gắn bó né tránh được hình thành từ thời thơ ấu của những đứa trẻ chỉ được đáp ứng nhu cầu khi những nhu cầu khác bị bỏ bê (ví dụ, họ được cho ăn thường xuyên, nhưng không được bế ẵm đầy đủ). 

Người “né tránh” Alex

  • Tôi thích giữ mình khi ở bên nửa kia
  • Tôi không chia sẻ với nửa kia về cảm giác của mình.
  • Tôi không cho nửa kia của mình bất cứ cơ hội nào làm tôi thất vọng.
  • Tôi không muốn ở bên nửa kia nếu tôi đang buồn bực
  • Tôi không quan tâm nếu nửa kia rời bỏ tôi.

4, LO ÂU – NÉ TRÁNH

Kiểu gắn bó lo âu-né tránh (hay còn gọi là “kiểu sợ sệt”) là tập hợp những điều tồi tệ nhất của hai kiểu kể trên. Những người lo âu-né tránh không chỉ sợ thân mật và ràng buộc, mà họ còn nghi ngờ thậm chí chửi mắng bất cứ ai cố gắng tiếp cận họ. Người lo âu-né tránh thường dành phần lớn thời gian ở một mình và khốn khổ, hoặc chịu đựng những mối quan hệ bạo hành hay lệch lạc.

Những người “lo âu – né tránh” có mức độ tự tin thấp và gần như không bộc lộ cảm xúc mà thường thích che giấu hoặc đè nèn chúng. Tuy nhiên, họ có sự bộc phát cảm xúc sâu sắc bên dưới sự trầm cảm. Họ cũng không có xu hướng tìm kiếm giúp đỡ khi họ cần bởi họ không tin ai cả. Họ cũng không có năng lực tự giải quyết các vấn đề của mình.

Kiểu người “lo âu – né tránh” thực sự là loại tệ nhất trong cả hai khía cạnh. Họ né tránh thân mật không chỉ bởi họ thích ở một mình giống người né tránh. Mà hơn thế, họ né tránh thân mật là bởi họ sợ chúng sẻ có nguy cơ tiềm năng làm tổn thương họ. 

XEM THÊM: 6 DẤU HIỆU CỦA MỘT MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI 

Theo nghiên cứu, chỉ một phần nhỏ dân số được xem là có kiểu lo âu-né tránh, và họ thường có vô số các vấn đề tâm lý khác trong những mảng khác của cuộc sống (ví dụ, bạo hành vật chất, trầm cảm, vân vân). Kiểu lo âu-né tránh hình thành từ một tuổi thơ bị bạo hành và bỏ bê nặng nề.

Người “lo âu – né tránh” Aaron

  • Tôi muốn được gần gũi nửa kia của mình, nhưng tôi lo rằng họ sẽ làm tổn thương cảm xúc của tôi.
  • Tôi muốn được cảm thấy gần gũi nửa kia, nhưng tôi cũng không tin rằng họ muốn ở bên cạnh tôi.
  • Tôi không thể sống thiếu nửa kia, ngay cả khi việc ở bên họ cũng chẳng để làm gì cả.

Cũng như đa số hình mẫu tâm lý học khác, những kiểu gắn bó này không chỉ đi một mình, mà có bản chất vô hướng và có phần độc lập.

Ví dụ, theo như quyền sách Attached (Gắn bó) của Amir Levie và Rachel Heller, tôi có 75% an toàn, 90% né tránh, và 10% lo âu. Và tôi đoán là 3-5 năm trước, mức an toàn thấp hơn và mức lo âu cao hơn, trong khi mức né tránh của tôi luôn gần tuyệt đối như vậy (bất kỳ bạn gái cũa nào của tôi cũng sẽ nói thế).

Vấn đề là, bạn có thể phô bày những tính chất của nhiều hơn một chiến lược tùy vào tình huống và tần suất khác nhau. Tuy mỗi người đều có một chiến lược trội. Vì vậy kiểu “an toàn” vẫn sẽ có những hành vi né tránh hay lo âu, kiểu “lo âu” đôi lúc sẽ có những hành vi an toàn, và tương tự thế. Không có ai là hoàn toàn một kiểu, cũng không có ai không thuộc kiểu nào. Cả hai kiểu lo âu và né tránh đều sẽ có một mức điểm an toàn nhất định. Nhưng người lo âu-né tránh sẽ có mức lo âu và né tránh cao còn mức điểm an toàn thấp.

CÁC KIỂU GẮN BÓ ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?

Như tôi đã nói ở trước, các kiểu gắn bó ở người trưởng thành bị ảnh hướng bởi cách mà chúng ta quan hệ với cha mẹ của mình (hoặc người chăm sóc chủ yếu) khi ta còn là những đứa trẻ. Khi chúng ta là những trẻ con, thì đây chính là mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc sống của mình, vậy nên điều đó tự nhiên tạo ra một “dấu ấn” cho việc chúng ta sẽ nhận thức ra sao về các mối quan hệ của mình khi trưởng thành.

các kiểu gắn bó được hình thành như thế nào

Chúng ta sử dụng dấu ấn này khi chúng ta đến tuổi dậy thì, khi mà ta thường bắt đầu hình thành những mối quan hệ bên ngoài gia đình. Nhóm bạn bè sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong cuộc sống của chúng ta khi ta tiếp tục học cách quan hệ với họ. Những trải nghiệm này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến kiểu gắn bó khi ta bắt đầu một mối quan hệ tình cảm với ai đó. Và mối quan hệ tình cảm đó cũng ảnh hưởng tới kiểu gắn bó của chúng ta.

Bởi vậy, trong khi những trải nghiệm đầu tiên với bố mẹ có một sự ảnh hưởng lớn tới cách bạn quan hệ với người khác, thì đó không phải là nhân tố duy nhất quyết định kiểu gắn bó của bạn (dù đó là một nhân tố lớn) và kiểu gắn bó của bạn có thể thay đổi theo thời gian.

Nhìn chung, người thuộc kiểu gắn bó “an toàn” thường được đáp ứng những nhu cầu của chúng khi còn là những đứa trẻ. Họ lớn lên với cảm giác không thua kém so với bạn bè. Nhưng cũng cảm thấy thoải mái với nhứng khuyết điểm của chúng ở một mức độ nhất định. Hệ quả là, họ biểu hiện lành mạnh, có giới hạn vững chắc khi trưởng thành, có thể bộc lộ nhu cầu của họ rất tốt trong những mối quan hệ, và chẳng sợ hãi gì việc phải rời bỏ một người tồi tệ nếu họ nghĩ họ cần phải làm thế.

Những người thuộc kiểu lo lắng, mặt khác, nhận được tình yêu và sự quan tâm thất thường, không thể dự đoán khi còn là trẻ con. Lớn lên, họ có cái nhìn tích cực với bè bạn, nhưng tiêu cực về bản thân họ. Mối quan hệ tình cảm của họ thường bị lý tưởng hóa và họ lệ thuộc quá nhiều vào chúng để được công nhận. Do đó mới có chuyện 36 cuộc gọi trong một buổi tối nếu bạn không nhấc máy.

Những người né tránh như Alex chỉ được đáp ứng một vài nhu cầu của chúng khi còn nhỏ, nhưng số còn lại sẽ bị bỏ quên (ví dụ, Alex được cho ăn thường xuyên, nhưng không đầy đủ). Vậy nên Alex lớn lên với cái nhìn tiêu cực về người khác những tích cực về bản thân. Anh ra không lệ thuộc quá nhiều vào mối quan hệ lãng mạn để đáp ứng nhu cầu của anh ta và cảm thấy rằng bản thân không cần sự hỗ trợ tinh thần từ người khác.

Những người “lo âu – né tránh” như Aaron thường phải chịu đựng sự lạm dụng hoặc bỏ mặc tồi tệ vào lúc nhỏ. Anh ấy đã lớn lên với một khoảng thời gian khó khăn với những người bạn của mình. Bởi vậy nên khi trưởng thành, anh ấy tìm kiếm cả sự thân mật lẫn sự độc lập trong mối quan hệ tình cảm, đôi lúc là đồng thời, thứ mà bạn có thể tưởng tượng rằng, chẳng có ích gì cả. 

CÁC MỐI QUAN HỆ ĐƯỢC HÌNH THÀNH

Những kiểu gắn bó khác nhau thường xây dựng những mối quan hệ mà ta có thể đoán biết được. Kiểu an toàn có thể hẹn hò (hoặc đối phó, tùy vào góc nhìn của bạn) cả hai kiểu lo âu và né tránh. Họ đủ thoải mái với bản thân để cho kiểu lo âu sự đảm bảo mà họ cần và cho kiểu né tránh không gian mà họ không cảm thấy bị đe dọa.

Kiểu người lo âu và né tránh thường sẽ đến với nhau, hơn là đến với người cùng kiểu với mình. Nghe có vẻ phản trực giác, nhưng có một logic đằng sau nghịch lý này. Kiểu người né tránh quá giỏi trong việc từ chối người khác nên chỉ có kiểu người lo âu là sẵn sàng níu kéo và cố gắng khiến đối phương mở lòng.

Ví dụ, một người đàn ông né tránh có thể lẩn trốn thành công một người phụ nữ an toàn đang có mong muốn gia tăng sự thân mật. Sau đó, người phụ nữ an toàn sẽ chấp nhận sự từ chối và rời khỏi. Nhưng một người phụ nữ lo âu chỉ càng quyết tâm hơn đối với người đàn ông muốn đẩy cô ấy ra. Cô ấy sẽ gọi cho anh ta cả tuần hay cả tháng liền cho đến khi anh ta đầu hàng và ràng buộc với mình. Điều này cho người đàn ông né tránh đủ sự đảm bảo mà anh ta cần để hành xử độc lập và người phụ nữ lo âu sẽ luôn ở bên chờ đợi anh ta.

Thường những mối quan hệ này có phần lệch lạc vì họ sẽ trở thành mối quan hệ người đeo đuổi-người bị đeo đuổi, điều mà cả hai kiểu lo âu và né tránh cần để cảm thấy thoải mái với sự thân mật.

các mối quan hệ được hình thành

Người lo âu-né tránh chỉ hẹn hò với nhau hoặc với người ít an toàn nhất trong hai kiểu lo âu và né tránh. Những mối quan hệ này rất lộn xộn, nếu không muốn nói là hoàn toàn bạo hành hoặc thờ ơ.

Tất cả điều trên dẫn đến, cũng là điều tôi kết luận trong quyển sách của tôi, trong những mối quan hệ, không an toàn tìm đến với không an toàn và an toàn tìm đến với an toàn, dù cho những người không an toàn ấy cũng không hoàn toàn giống nhau. Nói trắng ra, tôi muốn nói với những chàng trai email cho tôi phàn nàn về việc tất cả các cô gái họ gặp đều không an toàn, hoặc không biết tin tưởng, hoặc luôn cần được quan tâm và thích quản việc… có thể nói tôi có tin xấu cho các bạn đấy.

KIỂU GẮN BÓ CỦA BẠN LÀ GÌ ?

Nếu bạn không muốn làm trắc nghiệm (mất khoảng 5-10 phút trên Internet), thì nội dung chính của việc này là: nếu bạn luôn muốn né tránh ràng buộc, né tránh bạn đời, gạt họ ra rìa, hoặc không chia sẻ gì với họ, thì bạn có thể thuộc kiểu né tránh.

Nếu bạn luôn lo lắng về người bạn đời của mình, cảm giác họ không thích bạn nhiều như bạn thích họ, muốn gặp họ 24/7, luôn cần những sự đảm bảo từ họ, có thể bạn thuộc kiểu lo âu.

Nếu bạn thoải mái khi hẹn hò, thân mật và có thể vạch ra những ranh giới rõ ràng trong các mối quan hệ, nhưng cũng không ngại ở một mình, có thể bạn thuộc kiểu an toàn.

Tuy vậy, có một số sự khác biệt giữa các cá nhân trong việc các kiểu gắn bó đó chiếm đa số hay thiểu số. Ví dụ, bạn có thể là kiểu gắn bó an toàn trong hầu hết các trường hợp nhưng cũng có thể lo lắng và né tránh trong những tình huống khác.

Điều đó nói lên rằng, hầu hết mọi người thường có một kiểu gắn bó ưu thế mà họ thực hiện trong các mối quan hệ thân thiết.

BẠN CÓ THỂ THAY ĐỔI KIỂU GẮN BÓ CỦA MÌNH KHÔNG ?

Tin tốt là kiểu gắn bó của bạn có thể thay đổi theo thời gian – dù khá chậm và khó khăn.

Nghiên cứu cho thấy người lo âu hoặc né tránh khi có mối quan hệ dài hạn với một người an toàn có thể “được nâng lên” mức an toàn sau một thời gian tương đối. Tuy nhiên, người lo âu hay né tránh cũng có thể “hạ mức” an toàn của người khác xuống mức của họ nếu không cẩn thận.

Ngoài ra, những sự kiện tiêu cực cực độ, như là ly hôn, con cái chết, tai nạn nghiêm trọng, và những điều tương tự, có thể khiến người an toàn trở thành kiểu kém an toàn hơn.

Ví dụ, một người đàn ông an toàn, cưới một cô gái lo âu, nâng cô ấy lên một mức an toàn hơn, nhưng khi họ gặp vấn đề tiền bạc cô ấy trở lại mức lo âu, lừa dối chồng và ly hôn để lấy tiền của anh ta, khiến anh ta trở thành kiểu né tránh. Anh ta bắt đầu thờ ơ chuyện thân mật và chơi-và-đá phụ nữ suốt 10 năm sau, luôn sợ phải thân thiết với bất kỳ ai. 

Nếu bạn đang bắt đầu nghĩ rằng hành vi lo âu và/hay né tránh tương đương với hội chứng giả alpha và một số hành vi thiếu an toàn khác mà tôi miêu tả về đàn ông trong quyển sách của tôi, thì bạn nghĩ đúng rồi đấy. Kiểu gắn bó của chúng ta liên hệ mật thiết với sự tự tin vào bản thân và người khác.

Nhà tâm lý học Bartholomew và Horowitz đã đưa ra giả thuyết về một mô hình cho thấy chiến lược gắn bó của một người tương đương với mức độ tích cực/tiêu cực trong hình ảnh bản thân, và mực độ tích cực/tiêu cực trong hình ảnh của người khác. 

Bạn có thể thay đổi kiểu gắn bó của bản thân

Người an toàn có hình ảnh bản thân tích cực và nhận thức tích cực về người khác. Người lo âu có hình ảnh bản thân tiêu cực, nhưng nhận thức tích cực về người khác (dẫn đến hành vi cần sự quan tâm của mình).

Người né tránh có hình ảnh bản thân tích cực và nhận thức tiêu cực về người khác (dẫn đến tính kiêu ngạo và sự ràng buộc), và người lo âu-né tránh có nhận thức tiêu cực về tất cả mọi thứ và tất cả mọi người (dẫn đến việc mất khả năng hoạt động trong các mối quan hệ).

Sử dụng mô hình này như một bản đồ, một người có thể bắt đầu điều hướng bản thân trở thành kiểu gắn bó an toàn hơn.

Kiểu người lo âu có thể phát triển bản thân, tạo những ranh giới vững chắc và nuôi dưỡng hình ảnh cá nhân lành mạnh. Thay vì suốt ngày tìm kiếm nửa kia, người sẽ bằng một cách ma thuật nào đó giải quyết mọi vấn đề của họ (và gọi họ 36 lần trong một đêm), họ có thể tìm kiếm những thứ làm họ tốt hơn, trở thành một người lành mạnh hơn về cả thể chất lẫn tinh thần.

Lời khuyên hẹn hò tôi thường dùng nhất cho đàn ông là tìm điều gì đó mà họ giỏi và đam mê để làm một điểm trọng tâm của cuộc sống, thay vì là phụ nữ. Và phụ nữ cũng nên làm điều tương tự.

Một khi họ bằng lòng với việc họ là ai, kiểu người lo âu có thể sẽ từ bỏ xu hướng tìm kiếm một ai đó xác nhận hình ảnh cá nhân tiêu cực của họ.

Nhớ những gì tôi đã nói về việc bất an sẽ tìm kiếm bất an không ? Kiểu người lo âu sẽ cố gắng để thoát khỏi cái vòng lặp đó và sẽ tìm kiếm những người bạn và người yêu có khả năng làm họ khá hơn, chứ không phải làm họ tệ hơn. Họ sẽ củng cố những mối quan hệ chất lượng đó. Những trải nghiệm tích cực họ có được trong những mối quan hệ lành mạnh, đặc biệt là với những người thân thiết như vợ/chồng, sẽ định hình lại cái nhìn của họ về thế giới, giảm bớt sự lo lắng của họ và giúp họ trở thành kiểu người “an toàn”. 

Kiểu người né tránh có thể cố gắng mở lòng mình hơn với người khác, và làm giàu các mối quan hệ thông qua việc chia sẻ bản thân nhiều hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc đơn giản không né tránh các mối quan hệ có thể giúp những người “né tránh” thoát khỏi xu hướng lảng tránh của họ. Và cũng giống kiểu người lo âu, những người né tránh nên ngừng tìm kiếm sự xác nhận bản thân với mỗi người mà họ gặp được – không phải ai cũng đáng ngờ và đeo bám.

Một lời khuyên khác tôi cũng rất thường dùng với đàn ông là trách nhiệm của bạn là tìm một điều gì đó tốt đẹp ở tất cả những ai bạn gặp. Họ không có bổn phận phải cho bạn thấy. Hãy tò mò. Ngưng đánh giá.

Dành cho những người kém may mắn, những người tìm thấy bản thân thuộc loại “lo âu – né tránh”, họ có thể làm theo lời khuyên cho các hai loại kể trên. Tập trung vào việc khám phá bản thân, những nỗi sợ và bất an của mình, chấp nhận chúng, và rồi học cách phản ứng với chúng, hơn là chống lại chúng. Một số công cụ đơn giản những hữu hiệu là viết lách và suy ngẫm. Một cuộc tâm lí trị liệu chuyên sâu cũng có thể hiệu quả.

Và tất nhiên, một số các bạn đọc bài này và nghĩ, “Tôi thích ở một mình và được ngủ với bất kỳ ai tôi muốn. Tôi sẽ không thay đổi gì cả.” Đung vậy – rất nhiều người có cuộc sống hạnh phúc, thành đạt dù là kiểu người né tránh hay lo âu.

Nhưng nghiên cứu cho thấy người an toàn luôn hạnh phúc hơn và cảm thấy được hỗ trợ nhiều hơn, ít nguy cơ bị trầm cảm hơn, khỏe mạnh hơn, gìn giữ được những mối quan hệ ổn định hơn, và trở nên thành công hơn những kiểu còn lại. 

Và tôi có thể đúc kết từ kinh nghiệm cá nhân, tôi cảm thấy bản thân đã vượt khỏi kiểu gắn bó né tránh nặng nề (và một chút lo âu) để trở nên kiểu người an toàn hơn trong sáu năm làm việc với chính mình trong lĩnh vực này. Và tôi có thể rành mạch khẳng định rằng tôi hiện tại hạnh phúc hơn và có mối quan hệ đủ đầy hơn với những người phụ nữ tôi hẹn hò so với tôi trong quá khứ.

Tôi không muốn đánh đối điều này với bất kỳ thứ gì cả.

Nguồn: Mark Manson

Dịch bởi: phandanganh.com 

Hãy like và chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích

danganh

Xin chào ! Tôi là Phan Đặng Anh, và đây là nơi tôi chia sẻ những giá trị sống mà tôi cho là sẽ giúp bạn tự tin hơn, hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn. Hy vọng bạn sẽ thích những câu chuyện "zớ zẩn" của tôi ! Xem tất cả bài viết của danganh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *