Chẳng có trường lớp nào dạy bạn cách để không trở thành một thằng bạn trai hay cô bạn gái kỳ cục. Chắc chắn là, chúng ta đã được dạy về giáo dục giới tính, về các mối quan hệ, và có thể ta đã đọc vài câu chuyện tình mờ mịt từ tận thế kỷ 19 về cách để không trở thành một thằng mặt c*c.

Nếu không có những ý tưởng rõ ràng từ người trưởng thành, những gì chúng ta có về cơ bản đều chỉ là thử nghiệm và sai lầm, và nếu bạn giống hầu hết mọi người, thì hầu hết đều là sai lầm.

Một trong những vấn đề đó là nhiều thói quan trong mối quan hệ độc hại đã ăn sâu vào văn hóa của chúng ta. Chúng ta tôn thờ tình yêu lãng mạn – bạn biết đấy, thật sự chóng mặt và phi lý trí. Và chúng ta chế giễu tính thực dụng và xu hướng tình dục khác thường. Đàn ông và phụ nữ được khuyến khích để lý tưởng hóa đối phương và lý tưởng hóa những mối quan hệ lãng mạn. Do đó, người bạn đời của chúng ta thường được nhìn nhận như là một chiến tích hay phần thưởng hơn là một ai đó để chia sẻ cảm xúc cho nhau. 

Nhiều thể loại văn học self-help ngoài kia cũng không hữu hiệu cho lắm. Và với hầu hết chúng ta, cha mẹ chắc chắn không phải là những ví dụ tốt nhất.

Contents

MỘT MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI LÀ GÌ ?

Nhiều người trong số chúng ta bắt đầu hẹn hò mà thậm chí chẳng biết rằng nhiều niềm tin của ta về các mối quan hệ đều độc hại. Vậy thì hãy nói rõ ràng xem mối quan hệ độc hại là gì:

Một mối quan hệ độc hại diễn ra khi một hay cả hai bạn đang ưu tiên tình yêu hơn cả ba thành tố cốt lõi của một mối quan hệ lành mạnh: tôn trọng, tin tưởng và tình cảm.

Nếu bạn ưu tiên tình yêu bạn có trong một mối quan hệ trên cả sự tôn trọng bạn nhận được, bạn sẽ phải chịu đựng việc bị đối xử như cái giẻ chùi chân. Nếu bạn ưu tiên tình yêu trên cả sự tin tưởng, thì bạn sẽ phải chịu đựng sự dối trá và lừa lọc. Nếu bạn ưu tiên tình yêu trên cả tình cảm, thì bạn sẽ phải chịu đựng sự lạnh lùng và xa cách trong mối quan hệ.

Chúng ta chịu đựng những mối quan hệ độc hại vì nhiều lý do – có thể chúng ta có lòng tự trọng thấp, có thể chúng ta không tự nhận thức đủ rõ để nhận ra những gì đang diễn ra, có thể chúng ta không kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Nhưng tất cả những thứ ấy đều tạo nên một mối quan hệ hời hợt, thiếu lành mạnh và có khả năng bị lạm dụng.

6 DẤU HIỆU CỦA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI MÀ BẠN NGHĨ LÀ BÌNH THƯỜNG

Những mối quan hệ độc hại có thể nằm dưới những hình thức khác nhau, nhưng tôi nhận ra một số tín hiệu của mối quan hệ tồi mà mọi người bỏ qua, hoặc tệ hơn, họ nghĩ rằng đó là lành mạnh.

Dưới đây là sáu xu hướng phổ biến nhất trong mối quan hệ mà nhiều cặp đôi nghĩ là lành mạnh và bình thường nhưng thực sự thì đó là những hành vi độc hại và nguy hiểm cho cả hai bạn.

1, GHI NHỚ LỖI LẦM

Đó là gì ? Hiện tượng “ghi nhớ lỗi lầm” là khi ai đó đang hẹn hò với bạn tiếp tục oán trách bạn vì những lỗi lầm trong quá khứ. Nếu cả hai người trong mối quan hệ thực hiện điều này, nó biến thành thứ mà tôi gọi là “mối quan hệ thích ghi nhớ lỗi lầm”, nơi mà mối quan hệ biến thành một trận chiến để xem ai đã vặn vẹo nhiều hơn trong nhiều tháng hay nhiều năm, và do đó để xem ai mắc nợ nhiều hơn với người kia.

dấu hiệu đầu tiên của mối quan hệ độc hại

 

Bạn là một thằng khốn trong buổi tiệc sinh nhật lần thứ 28 của Cynthia từ năm 2010 và nó đã tiếp tục hủy hoại cuộc sống của bạn kể từ đó. Tại sao ? Bởi vì không có một tuần nào trôi qua mà bạn không được nhắc nhở về nó. Nhưng cũng Ok thôi, bởi tại thời điểm đó bạn đã bắt gặp đối phương gửi những tin nhắn tán tỉnh tới đồng nghiệp ngay lập tức hủy bỏ những hành vi ghen tuông hữu ích, như một sự đồng điệu, phải không ?

Thật sai lầm !

Tại sao nó độc hại ? “Việc ghi nhớ lỗi lầm” rất độc hại. Nó không chỉ làm chệch hướng những vấn đề trong hiện tại bởi việc tập trung vào lỗi lầm quá khứ, mà nó còn tạo ra nhiều tội lỗi đắng cay nhằm thao túng đối phương cảm thấy tệ trong hiện tại.

Nếu nó diễn ra đủ lâu, cả hai rốt cuộc sẽ phải bỏ ra nhiều năng lượng để cố gắng chứng minh rằng họ ít đáng trách hơn người kia, hơn là giải quyết căn nguyên của những vấn đề trong hiện tại. Mọi người bỏ ra tất cả thời gian của họ để cố ít sai hơn người kia thay vì cố đúng nhiều hơn cho cả hai.

Làm gì thay thế ? Tự giải quyết các vấn đề của mình từ khi họ thực sự có lỗi. Nếu ai đó gian dối theo thói quen, vậy thì đó rõ ràng là một vấn đề có tính lặp lại. Nhưng sự thật rằng cô ấy làm bạn mất mặt năm 2010 và bây giờ cô ấy cảm thấy buồn và phớt lờ bạn không liên quan đến nhau, vậy thì đừng lôi nó ra.

Điều quan trọng là phải hiểu rằng bởi việc lựa chọn gắn bó với ai đó, bạn đang lựa chọn gắn bó với hành động và thái độ của họ trước. Nếu bạn không chấp nhận chúng, vậy thì cuối cùng, bạn đang không chấp nhận đối phương. Nếu một thứ gì đó làm bạn khó chịu một năm trước, bạn nên giải quyết nó một năm trước.

2. ĐƯA RA GỢI Ý VÀ CÁC LOẠI GÂY HẤN THỤ ĐỘNG

Nó là gì ? Thay vì nói điều gì rõ ràng và thẳng thắn, một người cố gắng làm người khác hiểu theo một hướng nào đó để lần ra nó. Thay vì nói những gì thực sự làm bạn bực bội, bạn tìm những cách nhỏ nhen và lặt vặt để gây khó cho đối phương, vậy nên bạn sẽ cảm thấy thoả mãn trong việc phàn nàn về họ.

Tại sao nó độc hại ? Bởi nó cho thấy rằng hai bạn đang không thoải mái giao tiếp cởi mở và rõ ràng. Một người chẳng có lý do gì để trở nên gây hấn thụ động nếu họ cảm thấy ổn trong việc thể thiện sự giận giữ hay bất an trong một mối quan hệ. Một người sẽ không bai giờ cảm thấy có nhu cầu “gợi ý” nếu họ thấy họ sẽ không bị đánh giá hay phán xét vì sự trung thực.

Làm gì thay thế ? Biểu lộ cảm xúc và khao khát của bạn cởi mở. Và làm rõ ràng tằng người khác không có trách nhiệm hay nghĩa vụ cho những cảm xúc ấy, nhưng bạn thực sự cần sự hỗ trợ của họ. Nếu họ yêu bạn, họ gần như sẽ luôn sẵn sàng giúp bạn.

3. “TỐI HẬU THƯ” TRONG QUAN HỆ

Nó là gì ? Khi một người đơn giản là có một lời chỉ trích hay phàn nàn và gửi tối hậu thư tới người còn lại bằng việc đe dọa sự cam kết trong mối quan hệ. Ví dụ, nếu ai đó cảm thấy như bạn đang lạnh nhạt với họ, thay vì nói rằng: “Tôi thấy bạn lạnh nhạt đôi lúc”, họ sẽ nói, “Tôi không thể hẹn hò với người lạnh lùng với tôi suốt ngày”.

Tối hậu thư trong quan hệ

Tại sao nó độc hại ? Lấy mối quan hệ ra làm con tin dẫn đến một loại tống tiền tình cảm và tạo ra hàng tấn drama không cần thiết. Thậm chí những việc nhỏ nhất trong mối quan hệ cũng dẫn đến một sự khủng hoảng về sự cam kết. Điều quan trọng cho cả hai người trong một mối quan hệ đó là phải biết rằng những ý nghĩ và cảm xúc tiêu cực có thể trao đổi an toàn mà không cần đe dọa toàn bộ tương lai mối quan hệ. Nếu không có sự tự do trong việc nói thật, một cặp đôi sẽ gây áp lực lên ý nghĩ và cảm xúc đúng đắn của người kia, tạo ra sự thiếu tin tưởng và thao túng.

Nên làm gì thay thế ? Sẽ ổn khi ta bực bội với đối phương hoặc không thích vài điều về họ – con người vốn như thế. Nhưng bạn cần hiểu rằng cam kết với một người và luôn thích một người không giống nhau. Bạn có thể cam kết với một người và chả thích gì về họ. Bạn có thể cống hiến vĩnh viễn cho ai đó gây cho bạn khó chịu hay tức giận bởi họ vài lúc. Ngược lại, hai bạn, những người có khả năng giao tiếp và đánh giá mà không phê phán hay tối hậu thư sẽ làm rắn chắc sự cam kết của mình với người kia về dài hạn.

4. ĐỔ LỖI CHO NGƯỜI KIA VỀ CẢM XÚC RIÊNG CỦA BẠN

Nó là gì ? Hãy bắt đầu với việc bạn đang có một ngày tồi tệ và đối phương thì chẳng hề đồng cảm sâc sắc hay hỗ trợ mình – có thể họ dùng điện thoại cả ngày với một vài người để làm việc, hay họ xao lãng khi bạn ôm họ. Bạn muốn nằm ở nhà cùng nhau và chỉ xem phim tối đó, nhưng đối phương thì có kế hoạch ra ngoài và gặp bạn bè.

Vì sự thất vọng của bạn về ngày hôm ấy – và thái độ của người kia về nó – làm tăng thêm, bạn thấy bản thân mình bị xúc phạm vì họ quá thiếu nhạy cảm hay vô tâm với bạn. Chắc chắn rồi, bạn không bao giờ đòi hỏi sự hỗ trợ tình cảm, nhưng đối phương nên biết làm bạn cảm thấy tốt hơn theo bản năng. Họ nên bỏ điện thoại và hủy mấy cái kế hoạch để hài lòng cái trạng thái cảm xúc tệ hại của bạn.

Tại sao nó độc hại ? Đổ lỗi cho người kia về cảm xúc của mình thật ích kỷ và là một ví dụ cổ điển về giới hạn nghèo nàn của mỗi cá nhân. Khi bạn đặt ra một tiền lệ rằng đối phương có trách nhiệm trong việc bạn cảm thấy thế nào mọi lúc, nó có thể dễ dẫn đến một mối quan hệ phụ thuộc. Mọi thứ – thậm chí kể cả đọc sách hay xem ti vi – đều phải thương lượng. Khi một người bắt đầu khó chịu, tất cả những khao khát cá nhân bị quăng khỏi cửa sổ vì giờ đây bạn phải làm người kia thấy khá hơn.

Vấn đề lớn nhất của xu hướng phụ thuộc là chúng sinh ra sự oán giận. Chắc chắn là, nếu bạn gái tôi nổi điên về tôi một lúc vì cô gấy có một ngày tồi tệ và thất vọng và cần sự chú ý, điều đó là dễ hiểu. Nhưng nếu nó trở thành một sự kỳ vọng rằng cuộc đời tôi sẽ xoay vòng quanh cảm xúc cô ấy mọi lúc, thì tôi sẽ sớm trở nên cay đắng và thậm chí là thao túng cảm xúc của cô ấy.

chịu trách nhiệm cho cảm xúc cá nhân

Nên làm gì thay thế ? Chịu trách nhiệm cho cảm xúc cá nhân của bạn và hi vọng đối phương chịu trách nhiệm cho cảm xúc của họ. Có một sự khác biệt tinh tế nhưng quan trọng giữa việc hỗ trợ người kia và việc có nghĩa vụ với người kia. Bất kỳ sự hi sinh nào cũng nên được tạo ra bởi sự lựa chọn chứ không phải vì đó là những gì được kỳ vọng. Ngay khi hai người trong mối quan hệ trở nên chịu trách nhiệm cho cảm xúc và sự xuống dốc của người kia, nó mang tới cho họ một sự khuyến khích để che giấu cảm xúc thật và thao túng lẫn nhau.

5. THỂ HIỆN SỰ GHEN TUÔNG

Nó là gì ? Trở nên bực bội khi đối phương nói chuyện, đụng chạm, gọi điện, nhắn tin, đi chơi, hay hắt hơi khi ở gần người khác và sau đó bạn trút bỏ sự giận dữ đó với họ và cố gắng kiểm soát hành động của họ. Điều này thường dẫn tới những hành vi điên rồ như hack tài khoản email, nhìn trộm tin nhắn khi họ đang tắm, hoặc thậm chí theo dõi họ quanh thành phố và cố bắt quả tang.

Tại sao nó độc hại ? Điều làm tôi ngạc nhiên là vài người miêu tả những cái này như là một loại thể hiện tình cảm, rằng nếu đối phương không ghen thì tức là họ không yêu mình đủ.

Điều này rất là ngớ ngẩn. Thay vì được yêu thương đầy đủ, đó thực ra là sự kiểm soát và thao túng. Và bằng việc truyền đi sự thiếu tin tưởng về người khác, nó tạo ra nhiều drama và bất hòa không cần thiết. Tệ hơn cả, nó hạ thấp chúng ta. Nếu đối phương không thể tin tôi khi ở bên một người phụ nữ hấp dẫn khác một mình, thì nó ngụ ý cô ấy tin rằng hoặc tôi là thằng lừa đảo, hoặc là không có khả năng kiểm soát bản thân. Trong cả hai trường hợp, đó là người phụ nữ mà tôi không muốn ở bên.

Nên làm gì thay thế ? Hãy hoàn toàn tin tưởng đối phương. Đó là một ý tưởng cấp tiến, tôi biết, bởi sự ghen tuông là tự nhiên. Nhưng ghen tuông quá đà và kiểm soát hành vi thì lại là dấu hiệu của cảm xúc không chính đáng của chính bạn, và bạn nên học cách xử lí chúng mà không xả chúng ra với những người thân thiết xung quanh. Nếu không sửa chữa sự ghen tuông đó, bạn sẽ chỉ đẩy người kia ra xa hơn mà thôi.

Ghen tuông

6. “MUA” GIẢI PHÁP CHO NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN HỆ

Nó là gì ? Bất cứ khi nào một xung đột hah vấn đề lớn ập tới trong một mối quan hệ, thay vì giải quyết nó, bạn bao bọc chúng bằng sự thoải mái và cảm xúc tốt đến từ việc mua thứ gì đó hay ho hoặc đi du lịch đâu đó.

(Hoặc tệ hơn – như là hôn nhân)

Bố mẹ tôi là chuyên gia trong khoản này. Và nó thực sự đưa họ tiến rất xa: một cuộc ly dị, và 15 năm ròng gặp khó khăn trong việc nói chuyện với người kia. Cả hai đều nói với tôi tằng đièu này là vấn đề cốt lõi trong hôn nhân của họ: tiếp tục che chắn các vấn đề thực sự bằng sự thoải mái hời hợt.

Tại sao nó độc hại ? Không chỉ việc mua mấy thứ linh tinh ấy sẽ gạt bỏ vấn đề thực sự nằm dưới thảm trải sàn (nơi mà nó luôn tái xuất hiện và tệ hơn vào lần sau), mà nó còn tạo ra một tiền lệ không lành mạnh trong mối quan hệ. Đây không phải vấn đề giới tính cụ thể, nhưng tôi sẽ sử dụng tình huống truyền thống để minh hoạ. Hãy thử tưởng tượng rằng bất cứ khi nào một phụ nữ tức giận với người yêu/chồng, người đàn ông sẽ giải quyết vấn đề bằng việc mua cho người kia một món quà hay đưa họ đến một nhà hàng sang trọng. Điều này không chỉ vô tình khuyến khích người con gái kia tìm thêm lý do để cáu giận hơn nữa, mà nó còn khiến người đàn ông không thực sự giải quyết vấn đề bên trong. Kết quả là gì ? Người chồng thì cảm giác mình như cái cây ATM, còn người phụ nữ thì không ngừng cay đắng rằng mình không được lắng nghe.

Làm gì thay thế ? Hãy giải quyết vấn đề. Niềm tin bị phá vỡ ? Hãy nói về điều gì sẽ có thể xây dựng lại lòng tin. Ai đó cảm thấy bị phớt lờ hay không được trân trọng ? Hãy nói về những cách hâm nóng lại những cảm xúc của sự trân trọng. Hãy giao tiếp !

Chẳng có gì sai khi làm mấy cái thú vị cho nửa kia sau khi trải qua một cuộc đấu để thể hiện sự đoàn kết, nuối tiếc hay xác nhận sự cam kết. Nhưng một người không bao giờ nên sử dụng những món quà hay những điều hay ho để thay thế việc giải quyết các vấn đề cảm xúc nằm dưới. Những món quà và chuyến đi được gọi là xa xỉ bởi một lý do – bạn chỉ đến với chúng khi mà mọi thứ khác đang tốt đẹp. Nếu bạn sử dụng chúng để che giấu vấn đề, thì bạn sẽ thấy bản thân bị mắc trong một vấn đề lớn hơn nhiều ẩn bên trong.

XEM THÊM: Yêu thôi không đủ !

LÀM SAO ĐỂ BIẾN MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI THÀNH LÀNH MẠNH ?

Hãy nhớ rằng mối quan hệ độc hại là một nơi mà tình yêu được ưu tiên hơn tất cả mọi thứ khác, bao gồm sự tôn trọng, tin tưởng và tình cảm cho người còn lại. Nó không chỉ là một bản vá sơ bộ – nó là một mô hình hành vi xấu lặp đi lặp lại, kéo dài của một người hay hai phía. Vậy làm sao để thay đổi cái mẫu hình này trong mối quan hệ ?

Xây dựng mối quan hệ lành mạnh

Giờ thì, con đường từ mối quan hệ độc hại đến lành mạnh không dễ dàng. Tôi sẽ thành thật: hầu hết mọi người sẽ không có khả năng làm điều này. Nhưng – có một cơ hội để thay đổi một số thứ cho tốt hơn. Bạn có những công việc cần thiết cho mình, nhưng nếu bạn có thể đi theo 3 điều dưới đây, bạn sẽ có khả năng thành công:

*  Cả hai bạn phải sẵn sàng để thay đổi. Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng nếu một trong hai bạn không nghiêm túc về việc làm mối quan hệ tốt hơn, vậy thì, đó là câu trả lời của bạn. Mặt khác, nếu hai bạn đều thể hiện một sự sẵn sàng thực lòng để thực hiện, bạn có thể tiếp tục…

*  Cả hai bạn cần công nhận sự thiếu tình cảm/tin tưởng/tôn trọng và sẵn lòng thay đổi. Thậm chí nếu cả hai bạn muốn mọi việc tốt hơn, bạn vẫn sẽ phải thừa nhận rằng vấn đề tồn tại và những gì cần để giải quyết vấn đề. Điều này khó hơn ta tưởng. Một người sẽ có thể cảm thấy họ không được tin tưởng và vì thế họ nghĩ đó là thứ cần phải thay đổi. Người kia, tuy vậy, chả tin tưởng gì mối quan hệ này vì họ chả có tình cảm. Hoặc một người sẽ có thể không hoàn toàn thành thật về vấn đề đang xảy ra – Họ không muốn trở thành người nói rằng họ không tin tưởng người kia, ví dụ thế. Dù sao thì, bạn phải rõ ràng và thành thật về những gì đang làm cho quan hệ trở nên độc hại.

*  Cả hai cạn có thể giao tiếp theo một cách lành mạnh mà không đổ lỗi hay phán xét quá đà. Bạn có thể sẵn sàng thay đổi, bạn có thể biết vấn đề nằm ở đâu, nhưng nếu cả hai bạn chỉ đổ lỗi cho người kia, nó sẽ không hiệu quả. Thực sự không quan trọng rằng lỗi của ai nếu mục tiêu là đưa mối quan hệ theo thướng lành mạnh. Điều đó có nghĩa cả hai bạn phải ưu tiên mối quan hệ lên trên sự khát khao ích kỷ rằng mình “đúng” hay đã “thắng”.

Một lần nữa, sửa chữa một mối quan hệ độc hại không phải điều đơn giản, nhưng hầu hết những điều có giá trị trong cuộc sống đều không dễ dàng. Bạn sẽ có thể phải quyết định kết thúc mối quan hệ đó trong vài trường hợp, và nó cũng ổn thôi, nhưng nếu hai bạn đều sẵn sàng thay đổi, vậy thì đó sẽ là đáng giá cho những nỗ lực và những cuộc đối thoại kỳ lạ, và phải rồi, thậm chí cả nỗi đau. 

Tác giả: Mark Manson

Dịch bởi: phandanganh.com

Hãy like và chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích

danganh

Xin chào ! Tôi là Phan Đặng Anh, và đây là nơi tôi chia sẻ những giá trị sống mà tôi cho là sẽ giúp bạn tự tin hơn, hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn. Hy vọng bạn sẽ thích những câu chuyện "zớ zẩn" của tôi ! Xem tất cả bài viết của danganh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *