Trong giao tiếp, việc có một giọng nói hay, ngữ điệu truyền cảm, thu hút là nhân tố quan trọng. Giọng nói của một người sẽ mang đến những cảm nhận khác nhau cho người nghe. Khi bạn tức giận, ngạc nhiên hay xúc động,… thì ngữ điệu, cao độ của giọng nói sẽ khác nhau.
Khi đánh giá một người, nhiều khi không cần nghe họ nói điều gì, chỉ cần nghe giọng nói. Vì vậy, dù bạn không có một chất giọng trời sinh nhưng bạn vẫn nên tự luyện tập để có một giọng nói hay và gây thiện cảm cho người khác.
Contents
Như thế nào là giọng nói hay ?
1. Sử dụng ngữ điệu mềm mại
Việc nói năng nhẹ nhàng luôn được coi là một đức tính đẹp. Sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng, mềm mại trong giao tiếp được coi là cách thức tuyệt vời nhất.
Trong xã hội mà áp lực cạnh tranh cao như ngày nay, những người trẻ tuổi thường rất nhiệt huyết, nhưng đôi khi lại không biết kiên nhẫn nên ngữ điệu nói năng thường khô cứng. Như vậy sẽ khiến người nghe khó chấp nhận, làm giảm tính hiệu quả của giao tiếp.
Ngược lại, ngữ điệu mềm mại, ngôn ngữ súc tích, cách nói thân thiện sẽ khiến cuộc nói chuyện sẽ diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Đặc biệt là những người làm công việc tiếp thị, bán hàng thì càng cần chú ý điều này.
Bạn đã bao giờ thấy ấn tượng với dịch vụ chăm sóc khách hàng qua điện thoại của một số doanh nghiệp lớn như Thế Giới Di Động hay Viettel ? Với những người làm dịch vụ tư vấn, bán hàng qua điện thoại thì một giọng nói hay, có ngữ điệu êm ái là quá đủ để họ có thể gây thiện cảm với khách hàng.
Nhiều nhân viên khi bị khách hàng chỉ trích thường đôi co, tranh cãi đúng sai lại với khách. Thực tế, có lí thì không cần phải lên giọng, chỉ cần có thái độ tôn trọng, thấu hiểu thì tự lời nói đã có sức cảm hóa, khiến đối phương thay đổi tâm lí và để sự việc phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Ngữ điệu nhẹ nhàng, cách nói lễ độ sẽ giúp bạn giải quyết rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
2. Chú ý âm lượng – học nói vừa đủ nghe
Khi nói chuyện, bạn nhất định phải chú ý kiểm soát âm lượng giọng nói. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh của bạn.
Khi bạn đang thuyết trình cho nhiều người thì hãy nói to hơn nhưng vẫn vừa đủ nghe. Còn trong các trường hợp bình thường thì bạn không cần thiết phải nói to. Ví dụ như trong một quán cafe hay không gian công viên tĩnh lặng, chắc chắn không nên nói to.
Một số người cố ý nâng cao âm lượng giọng nói để thu hút sự chú ý của người nghe. Thực tế, tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ không liên quan tới âm lượng to nhỏ của lời nói. Nói to không có nghĩa bạn sẽ thuyết phục được người khác. Ngược lại, nó còn khiến người khác ghét giọng nói, thậm chí ghét con người bạn.
Để có giọng nói hay, bạn hãy nói thử và tự bản thân xác định xem âm lượng như thế nào là hợp lí, khiến người nghe thấy dễ chịu nhất.
XEM THÊM: Giao tiếp là gì ? Làm thế nào để học giao tiếp tốt ?
3. Nói phải có tiết tấu, tốc độ phù hợp
Tiết tấu là sự thay đổi âm lượng mạnh yếu do cách ngắt nghỉ và tốc độ nói nhanh chậm. Có nhiều người khi nói thường không để ý tiết tấu và tốc độ. Cho dù nói chuyện gì cũng chỉ dùng một ngữ điệu và tốc độ nên rất buồn ngủ, nhàm chán.
Tiết tấu của ngôn ngữ không phải luôn nhất quán, mà luôn có sự thay đổi trong từng chủ đề. Giọng nói hay là phải có âm điệu lên xuống, trầm bổng chứ không nên đều đều. Bạn có thể dùng tiết tấu, âm điệu để nhấn mạnh vào những điểm quan trọng.
Tương tự như vậy với tốc độ nói. Cho dù là chuyện gì, nếu nói quá nhanh sẽ khiến người nghe có tâm lí lo lắng và căng thẳng. Không chỉ vậy, bạn sẽ không thể nói rõ ràng và sẽ không ai hiểu bạn muốn nói gì. Còn nếu nói quá chậm, người nghe sẽ dễ cảm thấy nhàm chán và không thu hút.
Do đó, hãy cố gắng điều chỉnh tiết tấu và tốc độ nói phù hợp, thay đổi theo tình huống cụ thể để giọng nói có âm điệu thu hút người đối diện.
Phương pháp luyện tập để có giọng nói hay
Luyện hơi
Hơi là động lực để con người phát ra tiếng nói. Hơi mạnh hay yếu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát âm. Do đó, muốn có giọng nói hay, trước tiên cần phải luyện hơi.
Luyện hơi bao gồm hít vào và thở ra:
- Hít vào: Khi hít thở, cần phải hít vào thật sâu, bụng căng ra để lấy hơi từ bụng. Nhưng cần chú ý, khi hít vào không được nâng vai lên.
- Thở ra: Chậm, dần dần đẩy khí vừa hít vào cơ thể ra ngoài. Khi thở ra, hai hàm răng khép lại, để không khí từ từ thoát ra qua các kẽ răng. Phải thở ra thật chậm và lâu mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
Luyện thanh
Trước khi luyện thanh, đầu tiên phải thả lỏng cổ họng, khởi động bằng những âm nhỏ nhẹ, êm ái. Lúc mới tập, không được hét to ngay, bởi làm vậy sẽ khiến dây thanh quản tổn thương. Các ca sĩ khi luyện thanh thường bắt đầu từ thấp đến cao.
Sau khi hoàn thành các bước chuẩn bị dây thanh, tiếp theo sẽ chuẩn bị cho miệng. Không thể coi nhẹ tác dụng của miệng, một người có giọng nói hay hay không, phụ thuộc rất nhiều vào miệng. Sau đây là một số bài tập cơ bản:
- Hoạt động cơ mặt bằng cách há ngậm miệng. Đây là bước chuẩn bị cho hoạt động cơ mặt trong quá trình luyện thanh
- Luyện mũi và vòm họng, có thể thực hiện bằng cách bắt chước tiếng vịt kêu. Thế nhưng khi nói chuyện, ta phải chú ý, không nên liên tục sử dụng giọng mũi, bởi nó rất dễ gây phản cảm.
- Luyện nhả chữ. Mới nghe thì nhả chữ và phát âm có vẻ không liên quan đến nhau. Nhưng thực tế, muốn nói tròn vành rõ chữ thì nhất định phải nhả chữ rõ ràng, tròn trịa.
Để có giọng nói hay: Tránh nói ngọng và tiếng địa phương
Tránh nói ngọng
Khi chữa nói lắp, nói ngọng thì bạn cần có sự tập trung cao độ, tự chủ được hoạt động của môi, lưỡi, răng và miệng.
Bạn có thể làm mềm lưỡi bằng cách tập thể dục cho lưỡi hàng ngày bằng cách tập nói chữ R rung. Điều chỉnh tốc độ nói của bản thân cũng là một bước quan trọng trong cách chữa nói ngọng.
Sử dụng não của bạn để điều khiển lưỡi để chữa nói ngọng l và n; ngọng các chữ “o,e,a” cũng như ngọng các dấu “?, ~”.
Bạn cần sử dụng tai nghe để phát hiện sai lầm của mình ở đâu. Đồng thời cũng rất cần có một người lắng nghe và phát hiện lỗi sai ấy giúp bạn. Hoặc nếu không có người giúp đỡ thì bạn có thể sử dụng máy ghi âm rồi nghe lại để tìm lỗi sai và cố gắng sửa lại chúng.
XEM THÊM: Khóa học kỹ năng giao tiếp online hay nhất của Unica
Tránh nói tiếng địa phương
Nếu các bạn là người địa phương lên các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh làm việc và sinh sống thì tránh nói tiếng địa phương là điều cần thiết. Cũng giống như học tiếng anh, bạn cần phải nói giọng phổ thông hơn để những người xung quanh bạn có thể hiểu.
Bạn có thể học hỏi chất giọng này từ những người đồng nghiệp, bạn bè của bạn. Hãy bắt đầu từ việc tránh những phương ngữ mà các thành phố lớn không sử dụng.
Như vậy không có nghĩa là bạn bỏ tiếng địa phương của mình. Khi bạn về thăm quê nhà, bạn vẫn nên nói giọng địa phương để họ có thể hiểu.
Giữ cổ họng khỏe mạnh để có giọng nói hay
1. Hãy uống đủ nước. Dù bạn có giọng nói hay trời phú cỡ nào, giọng nói của bạn sẽ không bao giờ tốt nếu thiếu nước. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế uống rượu, caffein hay đồ ngọt, đồ cay nóng.
2. Không hút thuốc. Hút thuốc sẽ làm hỏng phổi của bạn, khiến bạn thở không đúng cách khi luyện hơi. Nó cũng khiến bạn bị khô họng và khàn giọng.
3. Uống trà nóng hàng ngày. Trà thảo mộc ấm và đồ uống nóng sẽ làm dịu, thư giãn dây thanh quản. Trà hoa cúc sẽ đặc biệt hữu ích cho giọng nói khàn. Ngoài ra bạn có thể thêm một vài giọt mật ong vào trà để tăng hiệu quả. Tránh trà thảo mộc cay với gừng hoặc chanh.
4. Súc miệng bằng nước muối ấm. Ngậm một ngụm nước và sục ở cổ họng trong khoảng 30 giây. Súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp làm ẩm và dịu cổ họng, đồng thời giúp giọng nói bớt khàn.
5. Sử dụng máy tạo độ ẩm. Máy tạo độ ẩm sẽ giúp căn phòng của bạn mát mẻ và thoáng hơn khi bạn ngủ. Khi bạn hít vào không khí ẩm, cổ họng và dây thanh quản sẽ ẩm ướt. Điều này làm giảm viêm thanh quản và giúp giọng nói của bạn bình thường vào mỗi sáng.
Tham khảo ngay khóa học “25 chiêu thức phát triển kỹ năng giao tiếp chinh phục bất kỳ ai” – Khóa học kỹ năng giao tiếp hay nhất của Unica
Mã giảm giá (lên tới 40%): HOCGIAOTIEP.VN