Khi nói chuyện trực diện, chúng ta hay nhìn vào mặt người đối diện. Vì vậy, giao tiếp bằng mắt là một cách hữu hiệu để hiểu thái độ và suy nghĩ của họ. Bạn đã bao giờ nghi ngờ một người nói dối: “Hãy nhìn vào mắt tôi khi anh nói điều đó !” ?

Chúng ta thường hay nói ai đó có “đôi mắt quyến rũ“, “đôi mắt gian xảo“, “đôi mắt buồn“,… Thực tế, khi dùng những cụm từ này, ta đã vô tình đề cập đến kích cỡ con ngươi và thái độ trong cái nhìn của một người.

Contents

Một số dấu hiệu của sự giao tiếp bằng mắt

Sự co giãn của con ngươi khi giao tiếp bằng mắt

Theo nghiên cứu về ngôn ngữ cơ thể, trong những điều kiện ánh sáng nhất định, con ngươi của bạn sẽ giãn ra hoặc thu lại tùy theo thái độ, tâm trạng của bạn đang trở nên tích cực hay tiêu cực.

Giao tiếp bằng mắt: sự co giãn của con ngươi
Giao tiếp bằng mắt: sự co giãn của con ngươi

Khi trở nên phấn khích, con ngươi của một người có thể giãn gấp 4 lần kích cỡ ban đầu. Ngược lại, tâm trạng tức giận, tiêu cực sẽ làm con ngươi thu bé lại. Đôi mắt vui vẻ thường trông thu hút hơn bởi ta dễ nhìn thấy sự giãn ra của con ngươi.

XEM THÊM: Ngôn ngữ cơ thể là gì ? Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Điệu bộ “nhướn lông mày”

Từ xa xưa, ở nhiều nơi, người ta đã dùng điệu bộ này làm dấu hiệu “chào hỏi” từ xa. Ở điệu bộ này, lông mày nâng lên rất nhanh trong giây lát rồi hạ xuống ngay sau đó. Mục đích là nhằm thu hút sự chú ý của người khác đến gương mặt mình, qua đó trao đổi các dấu hiệu rõ ràng.

Nhướn lông mày là điệu bộ xác nhận sự hiện diện của người khác một cách vô thức. Phản ứng này cho thấy: “Tôi nhận ra anh và không hề đe dọa anh“. Chúng ta cũng không sử dụng điệu bộ này với người lạ hoặc với người mà ta không thích. Và những người không nhướn lông mày trong lần chào hỏi đầu tiên thường bị đánh giá là hung hăng.

Điệu bộ nhướng mày
Hãy “nhướn mày” giống Mr.Bean !

Vì thế, một nguyên tắc vàng khi giao tiếp bằng mắt là hãy luôn “nhướn lông mày” lên một chút với những người bạn thích hoặc muốn gây thiện cảm với họ.

Cụm điệu bộ “nhìn lên”

Hạ đầu xuống và nhìn lên là một điệu bộ phục tùng có thể làm mềm lòng đàn ông. Nó làm cho đôi mắt của cô gái trông to ra và cô gái ấy sẽ có vẻ “ngây thơ” hơn. Trẻ em cũng thường ngước lên như vậy vì chúng nhỏ hơn người lớn.

Động tác này tạo cảm giác muốn che chở, bao bọc ở cả đàn ông lẫn phụ nữ. Những người dùng cụm điệu bộ phục tùng thường không cố ý tập luyện nhưng họ ý thức được hiệu quả của chúng khi sử dụng, đặc biệt là ở trẻ con.

Nhìn ngang

Điệu bộ “nhìn ngang” được dùng để chuyển tải sự quan tâm, thái độ hoài nghi hoặc thù nghịch. Khi kết hợp với điệu bộ hơi “nhướn lông mày” hoặc “mỉm cười” thì nó trở thành dấu hiệu cho thấy một cô gái đang thích ai đó.

Điệu bộ nhìn ngang
Giao tiếp bằng mắt: điệu bộ nhìn ngang

Ngược lại, nếu đi cùng điệu bộ “cau mày“, “nhăn trán” hay “kéo xệch khóe miệng” thì nó thể hiện thái độ nghi ngờ, gây hấn hoặc chỉ trích.

Đảo mắt liên tục

Khi đôi mắt của một người đảo từ bên này sang bên kia, có vẻ như họ đang quan sát các hoạt động diễn ra trong phòng. Nhưng ở đây, thực tế thì não bộ của người đó đang tìm lối thoát. Điệu bộ này bộc lộ cảm giác bất an của họ đối với những gì đang diễn ra.

Khi nói chuyện với một người rất tẻ nhạt, tự nhiên bạn sẽ quay mặt đi để tìm lối thoát. Nhưng vì chúng ta đều biết, việc quay mặt đi thể hiện sự thiếu quan tâm và thái độ lẩn tránh. Bởi vậy ta thường nhìn người tẻ nhạt nhiều hơn và cười mím chặt môi để giả vờ quan tâm.

Điều này tương tự một người nói dối cố tăng cường giao tiếp bằng mắt để trông đáng tin hơn.

Các cử động của mắt

giao tiếp bằng mắt: các cử động của mắt
Giao tiếp bằng mắt: các cử động của mắt

Nếu một người đang nhớ một điều mà họ nhìn thấy thì mắt của họ sẽ cử động hướng lên. Nếu họ nhớ lại điều họ đã nghe thì họ sẽ nhìn sang một bên, nghiêng đầu như thể đang lắng nghe.

Trong trường hợp họ đang nhớ lại một cảm giác nào đó, họ sẽ nhìn xuống và quay sang phải. Một người đang tự nhủ sẽ quay sang trái trong khi mắt vẫn nhìn xuống.

Vấn đề là những cử động mắt này chỉ xảy ra trong giây lát nên bạn khó nhận ra “ngay“. Tuy nhiên, việc xem băng ghi hình sẽ giúp bạn thấy sự không nhất quán giữa những gì họ đang nói và nghĩ trong đầu.

Các kiểu nhìn cơ bản khi giao tiếp bằng mắt

1. Kiểu nhìn xã giao

Các cuộc thí nghiệm cho thấy khi gặp gỡ xã giao, mắt của chúng ta thường rơi vào vùng giữa hai mắt và miệng trên gương mặt người đối diện trong khoảng 90% thời gian giao tiếp bằng mắt.

kiểu nhìn xã giao
Giao tiếp bằng mắt: kiểu nhìn xã giao

Đây là vùng mặt mà chúng ta nhìn vào khi không có ý đe dọa hay gây hấn với người đối diện và họ cũng sẽ có cảm nhận tương tự.

2. Kiểu nhìn “quyền uy

Tưởng tượng người đối diện có con mắt thứ ba chính giữa trán, hãy nhìn vào khu vực tam giác giữa ba con mắt của người đó. Bạn nên thử thì mới biết được tác động của kiểu nhìn này với người khác.

Kiểu nhìn quyền uy
Giao tiếp bằng mắt: Kiểu nhìn quyền uy

Cái nhìn này không những làm bầu không khí trở nên nghiêm túc, mà còn có thể chặn ngang một người tẻ nhạt. Nếu duy trì cách giao tiếp bằng mắt kiểu này, bạn có thể gây sức ép mạnh mẽ tới họ.

Nếu bạn không nhìn xuống bên dưới tầm mắt của họ thì áp lực này vẫn đè nặng lên họ. Đừng bao giờ nhìn kiểu này trong các cuộc gặp mặt thân mật hoặc lãng mạn. Nhưng đây là cách đối xử thích hợp đối với người bạn muốn gây áp lực lên họ.

3. Kiểu nhìn thân mật

Khi người ta tiến lại gần nhau từ xa, trước tiên họ nhìn gương mặt và phần dưới cơ thể để xác định giới tính của người đối diện. Sau đó, họ nhìn lần thứ hai để thể hiện sự quan tâm của họ.

Cái nhìn này có phạm vi từ giữa hai mắt, quét tới cắm rồi xuống phần dưới của cơ thể. Trong các cuộc gặp mặt có khoảng cách gần, vùng nhìn là tam giác giữa hai mắt và ngực. Còn khi giao tiếp bằng mắt ở khoảng cách xa thì vùng nhìn mở rộng từ hai mắt đến bụng hoặc thấp hơn.

Người ta hay sử dụng kiểu nhìn này để biểu lộ hoặc đáp lại sự quan tâm của người kia. Chúng ta thường nhìn lướt qua người khác hai lần, sau đó mới nhìn vào mặt họ.

Giao tiếp bằng mắt: kiểu nhìn thân mật
Giao tiếp bằng mắt: các kiểu nhìn cơ bản

Làm thế nào để giao tiếp bằng mắt hiệu quả ?

Như đã nói, nơi bạn nhìn tác động mạnh mẽ tới kết quả cuộc trò chuyện trực tiếp của bạn. Nếu người quản lý đang định khiển trách một nhân viên cấp dưới thì họ phải dùng kiểu nhìn nào ? Kiểu nhìn xã giao chắc chắn sẽ khiến lời nói của họ vô tác dụng dù họ cố lớn tiếng cỡ nào.

Cái nhìn mà nam giới gọi là “quyến rũ” chính là cách người phụ nữ liếc ngang, đồng tử nở ra và sử dụng kiểu nhìn thân mật. Còn nếu một cô gái muốn làm cao thì cô ấy nên sử dụng kiểu nhìn xã giao. Và nếu sử dụng cái nhìn “quyền uy” trong trường hợp xã giao thì bạn sẽ bị coi là lạnh lùng, thiếu thân thiện.

Vì vậy, khi giao tiếp bằng mắt, hãy dùng kiểu nhìn thích hợp để tạo được hiệu quả mong muốn.

Khóa học online của Unica
KHÓA HỌC KỸ NĂNG GIAO TIẾP ONLINE HAY NHẤT CỦA UNICA

Cách kiểm soát điểm nhìn của người khác

Cách này đặc biệt hiệu quả khi bạn đi phỏng vấn, đàm phán hay thỏa thuận công việc. Hãy dùng một cây bút chỉ vào nội dung thuyết trình đồng thời giải thích những gì họ thấy. Kế đến, nâng cánh tay cầm bút lên rồi giữ ở giữa mắt của bạn và mắt của người nghe.

Cách kiểm soát điểm nhìn của người khác
Cách kiểm soát điểm nhìn của người khác

Hành động này tạo hiệu ứng như sức hút nam châm, giúp nâng đầu khán giả lên để họ nhìn bạn cũng như tập trung hoàn toàn vào những gì bạn đang nói. Ngoài ra, bạn hãy mở lòng bàn tay còn lại trong lúc thuyết phục. Ở các trường hợp khác, bạn có thể sử dụng cánh tay để làm điều tương tự.

XEM THÊM: Phỏng vấn xin việc: bí quyết sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Cách giao tiếp bằng mắt khi thuyết trình nơi đông người

Khi thuyết trình, kỹ thuật này có thể giúp bạn thu hút sự chú ý của khán giả và giúp họ gắn bó hơn với buổi nói chuyện. Với những nhón khoảng 50 người thì bạn có thể đáp lại cái nhìn của từng người.

Nhưng trong nhóm lớn hơn, bạn sẽ phải đứng lùi ra xa hơn và bạn cũng cần có cách tiếp cận khác. Bạn hãy tập trung nhìn vào một điểm hoặc một người cụ thể (có thật hoặc do bạn tưởng tượng ra) ở mỗi nhóm và một điểm ở trung tâm đám đông.

Bằng cách này, hơn một nửa số khán giả sẽ cảm thấy bạn đang nhìn từng người trong số họ. Từ đó bạn có thể tạo ra thiện cảm với hầu hết khán giả trước mặt.

Tham khảo ngay khóa học “25 chiêu thức phát triển kỹ năng giao tiếp chinh phục bất kỳ ai” – Khóa học kỹ năng giao tiếp hay nhất của Unica

Mã giảm giá (lên tới 40%): HOCGIAOTIEP.VN

Hãy like và chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích

danganh

Xin chào ! Tôi là Phan Đặng Anh, và đây là nơi tôi chia sẻ những giá trị sống mà tôi cho là sẽ giúp bạn tự tin hơn, hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn. Hy vọng bạn sẽ thích những câu chuyện "zớ zẩn" của tôi ! Xem tất cả bài viết của danganh