Con người chúng ta đều có một đặc điểm: luôn có nhu cầu được công nhận, đánh giá cao và trân trọng những gì họ làm. Do đó, kỹ năng khen ngợi là vô cùng quan trọng nếu bạn muốn thành công trong giao tiếp.

Thậm chí, nhu cầu được khen còn dẫn người ta đến những mặt trái. Đó là bằng giả, chạy chức chạy quyền, vung tiền vào ô tô, nhà cửa hay quần áo đắt tiền. Bởi mọi người đều muốn người khác nhìn vào và phải ngưỡng mộ, tán thưởng.

Vậy bạn đã biết thế nào là kỹ năng khen ngợi thông minh và khéo léo chưa ? Hãy cùng phandanganh.com tham khảo bài biết dưới đây nhé !

Contents

Tầm quan trọng và tác dụng của kỹ năng khen ngợi

Những lời khen chân thành chính là sợi dây kết nối tình cảm giữa người với người. Đó là nguồn động viên to lớn, là niềm vui rằng mỗi người đang được quan tâm và trân trọng.

Và hiển nhiên là ai cũng thích được khen ngợi bắt kể trong công việc hay cuộc sống. Bởi vậy, để có mỗi quan hệ tốt đẹp hơn với mọi người, ta phải học kỹ năng khen ngợi sao cho đúng, đủ mà không “lố“.

Tầm quan trọng của kỹ năng khen ngợi
Tầm quan trọng của kỹ năng khen ngợi

Nếu bạn là lãnh đạo, sự ghi nhận của bạn có thể sẽ làm cho nhân viên hăng say làm việc gấp nhiều lần hơn là tăng lương. Nếu bạn là người vợ hay người chồng, sự trân trọng của bạn với đối phương sẽ khiến gia đình bạn luôn tràn đầy ấm áp.

Không những thế, mỗi người được khen ngợi chân thành sẽ tự nhiên sửa đổi những tính xấu để trở nên hoàn thiện hơn.

Thực tế, người cần được khen ngợi nhất không phải là những người đã thành danh. Mà đó là những người luôn tự ti về bản thân do chưa đạt được thành tích nào đáng kể. Bình thường họ rất ít được nghe lời khen. Nên nếu nhận được sự ghi nhận thật lòng, họ sẽ trở nên lạc quan, vững vàng hơn.

Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp: 4 kỹ năng quan trọng nhất

Câu chuyện về lời khen ngợi của Stevie Wonder (trích Đắc Nhân Tâm)

Khi Stevie Morris còn nhỏ, có một cô giáo ở Detroit nhờ cậu giúp cô tìm một con chuột trong lớp học. Sau đó cậu nhanh chóng bắt được con chuột. Và người cô đã đánh giá rất cao khả năng của Stevie và khen ngợi rằng Thượng Đế đã tặng cho cậu một đôi tai thính để bù lại sự khiếm thị. 

Câu chuyện về Stevie Wonder
Kỹ năng khen ngợi: câu chuyện của Stevie Wonder

Cô không ngờ rằng đây thực sự là lần đầu tiên Stevie được người khác trân trọng. Người cô đã đánh giá cao về đôi tai của cậu mà quên đi khiếm khuyết trước giờ.

Và sau này, Stevie thừa nhận rằng, sự trân trọng ngày ấy đã tạo ra bước ngoặt trong đời ông. Từ khi được đề cao và phát hiện ra năng khiếu nghe của mình, ông đã phát huy khả năng cho đến khi trở thành một trong những ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng nhất trong thập niên 70 ở Mỹ, dưới cái tên “Stevie Wonder“.

Các bạn thấy đấy, đôi khi những lời khen ngợi chân thành còn có khả năng thay đổi cả một số phận. Vậy tại sao các bạn không học cách thực hành kỹ năng khen ngợi ngay hôm nay ?

Xem thêm: Giao tiếp là gì ? Làm thế nào để học giao tiếp tốt ?

Một số nguyên tắc của kỹ năng khen ngợi

1. Khen điểm mạnh. Con người ta ai cũng có cái hay của riêng mình, chỉ cần bạn chú ý quan sát một chút. Chú ý, lời khen phải đúng, phải phù hợp với tình hình thực tế.

2. Khen đúng mức độ và thật lòng. Nếu chỉ 7 điểm thì khen 7 điểm, không nên nói quá. Nếu không, người đối diện sẽ thấy bạn thiếu chân thành và quá lẻo mép.

3. Khen phải cụ thể. Khi bạn khen một ai đó tốt đẹp, bạn phải nói thêm được rằng họ tốt đẹp ở điểm nào. Nếu không, lời khen của bạn dễ bị coi là sáo rỗng, chung chung.

Một số nguyên tắc của kỹ năng khen ngợi
Một số nguyên tắc của kỹ năng khen ngợi

4. Khen tại lúc xảy ra sự việc. Bạn phải khen ngợi người khác ngay khi họ vừa làm được điều gì đó. Hãy khen ngay khi họ vừa nấu được một món ngon, làm được một việc tốt. Nếu để lỡ cơ hội, cho dù bạn có đưa ra lời khen sau đó thì lời khen ấy cũng sẽ mất giá trị.

5. Tùy người mà khen khác nhau. Khi khen ai đó, phải hiểu rõ về đối tượng được khen. Qua đó ta mới biết cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp.

Xem thêm: Cách để có giọng nói hay và thu hút người khác

Một số thủ thuật trong kỹ năng khen ngợi

1. Khen ngợi gián tiếp qua kênh thứ ba. Thay vì nói trực tiếp sự ngưỡng mộ của bạn với ai đó, hãy nói điều đó cho một người có quan hệ thân thiết với đối tượng bạn muốn khen.

Đó là cách giúp bạn không bao giờ bị nghi ngờ là kẻ nịnh nọt, bợ đỡ. Bạn cũng để lại cho người được khen một niềm hạnh phúc rằng bạn đang nói với toàn bộ thế giới về những ưu điểm lớn của họ.

Một số thủ thuật trong kỹ năng khen ngợi
Một số thủ thuật trong kỹ năng khen ngợi

2. Ngầm hàm ý đưa ra lời khen khéo léo. Phải thật khéo léo khi đưa lời khen ngợi vào trong những câu nói của bạn. Thay vì khen một người con gái rất đẹp, bạn có thể nói:”Ồ, em đã từng tham gia một cuộc thi hoa hậu nào ở trường chưa ?“.

Hoặc đôi khi bạn có thể giả vờ “vô tình” khen người khác. Chẳng hạn: “Đúng là anh cao thủ, kinh nghiệm lắm mới nghĩ ra được chứ em bó tay anh ạ“.

3. Trở thành “bồ câu đưa thư. Hãy trở thành người mang đến những lời khen và tin tức tốt lành cho người khác. Bất cứ khi nào bạn nghe thấy một lời khen ngợi dành cho ai đó thì hãy nói lại cho họ biết. Ngoài ra, bạn cũng có thể mang đến cho họ những tin tức mà họ thấy quan tâm, thú vị.

4. Đưa ra những lời khen nhẹ nhàng. Đó là những lời khen nhanh gọn mà bạn chêm vào cuộc đối thoại của mình. Ví dụ như: “Công việc tốt lắm“, “em trông rất được đấy“,….

khóa học kỹ năng giao tiếp online
KHÓA HỌC KỸ NĂNG GIAO TIẾP ONLINE HAY NHẤT CỦA UNICA

Những sai lầm khi sử dụng kỹ năng khen ngợi

Tránh nịnh bợ, tâng bốc

Nếu người khác nghi ngờ lời khen của bạn là nịnh bợ thì sẽ hoàn toàn phản tác dụng. Nếu như lời khen của bạn không chân thành, không được rèn rũa thì nó sẽ làm bạn mất đi cơ hội chiếm lòng tin của họ và phá hỏng một mối quan hệ tiềm năng.

Tránh nịnh bợ, tâng bốc
Kỹ năng khen ngợi: tránh nịnh bợ, tâng bốc

Tâng bốc chỉ là những lời lẽ ích kỷ, hời hợt, không chân thành và chắc chắn thật bại. Đó cũng chính là điểm khác nhau lớn nhất giữa lời khen ngợi chân thành và lời nịnh bợ.

Ngoài ra, thời điểm, động cơ, từ ngữ của bạn, mối quan hệ giữa hai người và khoảng thời gian quen biết nhau cũng là những nhân tố tạo ra sự khác biệt giữa lời khen và lời xu nịnh.

Hãy thử ngừng nghĩ về bản thân trong chốc lát. Và sau đó bạn hãy nghĩ về điều tốt đẹp của những người xung quanh. Khi ấy, bạn sẽ không còn phải dùng đến những lời xu nịnh. Đó chỉ là một thứ rẻ tiền và giả dối.

3 “không” trong kỹ năng khen ngợi

1. Không công thức hóa lời khen. Bạn không nên đi đâu gặp ai cũng sử dụng mỗi một lời khen dù nó có hay cỡ nào. Bạn phải dựa vào quan sát thực tế của mình để đưa ra lời khen. Những lời khen công thức sẽ để lại ấn tượng mờ nhạt, khiến người khác thấy bạn thiếu thành ý.

Những điều cần tránh khi khen ngợi
Kỹ năng khen ngợi: những điều cần tránh

2. Không bắt chước người khác. Một số người không biết phải khen thế nào, lại đi nói leo theo những lời người khác đã khen. Những người như vậy không bao giờ được coi trọng.

3. Không lặp lại một vấn đề. Thời gian trôi qua, người được khen nghe nhiều đã thấy nhàm nên không còn thấy vui khi được khen. Khen lấy lệ hay quá lời chỉ khiến người nghe mất cảm tình. Do đó, từ ngữ khen ngợi nhất định phải hợp lí, linh hoạt và mới mẻ.

Tham khảo ngay khóa học “25 chiêu thức phát triển kỹ năng giao tiếp chinh phục bất kỳ ai” – Khóa học kỹ năng giao tiếp hay nhất của Unica

Mã giảm giá (lên tới 40%): HOCGIAOTIEP.VN

Hãy like và chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích

danganh

Xin chào ! Tôi là Phan Đặng Anh, và đây là nơi tôi chia sẻ những giá trị sống mà tôi cho là sẽ giúp bạn tự tin hơn, hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn. Hy vọng bạn sẽ thích những câu chuyện "zớ zẩn" của tôi ! Xem tất cả bài viết của danganh

Một trả lời tới to “Kỹ năng khen ngợi: Để người khác yêu thích bạn tức thì”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *