Kỹ năng từ chối là một môn học rất khó trong giao tiếp xã hội. Bởi từ trước tới nay, con người luôn được dạy phải tốt bụng, không nên từ chối khi người khác cần giúp đỡ, không nên làm người khác thất vọng.
Nhưng, không phải lúc nào bạn cũng có thể đồng ý với đề nghị của họ vì nhiều nguyên nhân. Vậy bạn phải sử dụng kỹ năng từ chối như thế nào ? Cần những phương pháp gì để không làm tổn thương tình cảm đôi bên ? Hãy cùng phandanganh.com tham khảo bài viết dưới đây nhé !
Contents
Để có kỹ năng từ chối: Hãy học cách nói “Không”
Kỹ năng từ chối thực chất chỉ là những động tác hết sức đơn giản. Nhưng điều cốt lõi là bạn phải thay đổi cách nghĩ và dám đứng ra nói lời từ chối.
Từ bỏ thói quen cả nể
Chúng ta thường khó từ chối vì chúng ta sợ làm buồn, làm đau lòng người đối diện. Chúng ta luôn lo rằng nếu từ chối thì họ có nhận xét xấu về mình không, có còn giữ được mối quan hệ hay không. Do vậy, thay vì làm điều mình muốn là từ chối thì chúng ta lại nhận lời họ.
Nhưng khi làm như vậy, chính bản thân chúng ta lại hứng chịu những hậu quả nặng nề. Đó có thể là áp lực, là sai lầm hay vướng mắc trong khi giải quyết sự nhờ vả.
Hãy giúp đỡ những người thực sự cần tới sự giúp đỡ của bạn. Đừng vì sỹ diện hay đánh bóng hình ảnh mà luôn luôn đáp ứng lời mời của người khác. Việc đó không làm bạn “nâng cao uy tín” trong mắt người khác mà chỉ biến mình thành “miếng mối béo bở” cho những kẻ thích lợi dụng.
Bạn sẽ không bao giờ dành đủ thời gian cho tất cả mọi người và không dễ gì để làm hài lòng tất cả bọn họ. Từ chối yêu cầu từ một người khác không phải là bạn ích kỷ, xấu xa, tội lỗi. Đó là cách để bạn bảo vệ được quyền lợi cá nhân của bản thân.
Hãy sống có nguyên tắc
Khi nói đến lời từ chối, nhiều người cảm thấy rất khó. Vì với họ, từ chối là thứ gì đó rất nặng nề. Họ cho rằng khi nói “Không” tức là họ đang xúc phạm, làm tổn thường người khác.
Nhưng bây giờ bạn hãy thử nhìn khác đi về lời từ chối. Khi bạn từ chối người khác, không phải là bạn đang nói “Không” với họ mà là bạn đang nói “Có” với những nguyên tắc của mình trong mỗi hoàn cảnh khác nhau.
Ví dụ, trong công việc, nguyên tắc của bạn là ưu tiên chất lượng lên hàng đầu. Vậy nếu sếp giao cho bạn quá nhiều việc mà bạn biết mình không thể làm hết và không thể đảm bảo chất lượng thì bạn có nói lời từ chối không ? Lúc này, hãy gật đầu với nguyên tắc của mình.
Bạn hãy trình bày với sếp một cách thẳng thắn: “Em luôn đặt chất lượng công việc lên trên hết. Em sợ khối lượng công việc nhiều như vậy thì em không thể đảm bảo mình sẽ hoàn thành một cách tốt nhất, thậm chí còn có thể làm ảnh hưởng tới công ty“.
Khi ấy, sếp sẽ không những không thấy tức giận mà càng tôn trọng bạn hơn. Vì bạn là người có những nguyên tắc sống tốt đẹp.
Trước khi học kỹ năng từ chối, bạn phải biết mình có nên từ chối hay không. Trong mọi tình huống, bạn cần quyết định dựa trên điều bạn muốn và những nguyên tắc của bạn. Và đừng để cho quyết định ấy bị chi phối bởi thói “cả nể“.
XEM THÊM: Làm sao để kiểm soát cảm xúc trong mọi tình huống ?
3 cách phản ứng sai lầm thường gặp khi nói lời từ chối
1. Thỏa hiệp. Đó là khi bạn đồng ý nhưng trong lòng thì bạn không muốn làm một chút nào. Điều này sẽ làm cho các bạn cảm thấy khó chịu, dằn vặt mà người đối diện không hề hay biết. Và chất lượng công việc cũng khó có thể tốt vì bạn thực tâm không muốn làm việc đó.
2. Không có kỹ năng từ chối khéo léo. Đi kèm lời từ chối có thể là sự giận dữ, thiếu kiềm chế. Hoặc cũng có thể lý do từ chối của bạn không thuyết phục lắm, khiến người đối diện thấy không được tôn trọng.
3. Giữ im lặng và né tránh. Nhưng thái độ im lặng khiến người bên kia rất sốt ruột, không biết ý của ta thế nào. Nếu không đồng ý được thì hãy từ chối để đối phương biết mà có tính toán khác.
Sự im lặng khiến cả hai bên cứ chờ đợi nhau. Điều đó có thể khiến chúng ta dễ chịu vì chẳng phải nói từ chối mà cũng chẳng phải làm gì cả. Nhưng chắc chắn người khác sẽ cảm thấy rất khó chịu.
XEM THÊM: Khóa học kỹ năng giao tiếp online hay nhất của Unica
Một số mẹo giúp bạn sở hữu kỹ năng từ chối khéo léo
Thoái thác lời đề nghị. Một trong những cách thoái thác phổ biến nhất là bạn hãy lấy lý do bận việc hoặc có vấn đề sức khỏe. Ví dụ:”Tôi cũng rất muốn giúp/ tôi cũng muốn đi cùng lắm nhưng tôi lại bận ABC mất rồi“. Hoặc: “Dạo này tôi hay bị XYZ nên có lẽ không đi với cậu được rồi“.
Một cách khác là bạn có thể thuyết phục họ rằng mình không thể hay không nên giúp. Chẳng hạn: “Không phải tôi không muốn giúp mà thực sự việc này tôi động vào thì sẽ không tốt cho cả tôi và cậu, cậu thử nghĩ xem….“. Bạn hãy thực tâm suy nghĩ cho vấn đề của họ, trên lập trường của họ.
Trong một số trường hợp, bạn có thể từ chối bằng cách trì hoãn thời gian. Ví dụ: “Bây giờ mình bận quá, để tối nay/ngày mai/ngày kia… được không ?”.
Cách nói này cho họ thấy bạn thật tình muốn giúp mà không có thời gian. Nếu việc người kia nhờ là đột xuất, khẩn cấp, thì họ sẽ không đề nghị với bạn nữa. Còn nếu sau đó họ vẫn hỏi lại bạn thì bạn nên thành thật từ chối và thoái thác.
Và một mẹo nhỏ để bạn có thể “giảm xóc” sau lời từ chối, đó là hãy giới thiệu người khác hay gợi ý họ một phương án giải quyết khác. “…Việc này tôi thấy cậu nên tìm anh A, có lẽ anh ấy sẽ giúp được cậu, anh ấy rất giỏi khoản này“.
Những lưu ý khi vận dụng kỹ năng từ chối
1. Thái độ lịch sự. Một thái độ lịch sự trong kỹ năng từ chối là điều rất quan trọng. Đừng bao giờ nói “Không” khi người khác vừa dứt lời đề nghị, nhờ giúp đỡ.
Chẳng hạn nếu như bạn không muốn giúp thì bạn có thể bình tĩnh. Hãy kiên nhẫn và nhã nhặn nói rằng “Tôi biết là…“, “Tôi rất muốn giúp bạn nhưng…“. Bạn nên sử dụng giọng nói ôn hòa, nhẹ nhàng chứ không nên có thái độ thô bạo.
2. Lý do chính đáng. Khi nói lời từ chối, lý do bạn đưa ra cần tương đối dễ nghe, dễ chấp nhận. Vì nếu bạn đưa ra những lý do nghe rất “không chính đáng” trong hoàn cảnh đó thì họ sẽ thấy mình bị lừa dối, thiếu tôn trọng.
3. Mở ra một cơ hội khác. Từ chối một lời đề nghị không có nghĩa là bạn sẽ vứt bỏ mọi cơ hội. Không có nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào bạn cũng không muốn nhận lời. Ví dụ:” Tuần này em bận mất rồi, có gì đề tuần sau được không ạ ?”.
Vì thế, đi kèm với lời từ chối, bạn có thể để mở một cơ hội khác cho cả đôi bên, vào một hoàn cảnh khác, thời gian khác và nguồn lực khác. Như vậy, đối phương sẽ thấy đỡ “xóc” hơn rất nhiều. Tất nhiên, nếu bạn đã suy nghĩ kỹ và thực sự không muốn thì bạn cũng không cần hứa hẹn gì với họ.
Tham khảo ngay khóa học “25 chiêu thức phát triển kỹ năng giao tiếp chinh phục bất kỳ ai” – Khóa học kỹ năng giao tiếp hay nhất của Unica
Mã giảm giá (lên tới 40%): HOCGIAOTIEP.VN