Bắt tay là một động tác chào hỏi xã giao từ lâu đã rất quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kỹ năng bắt tay hiệu quả để phát huy tối đa công dụng của lòng bàn tay, để giành được lợi thế trong giao tiếp.

Ngoài ra, cử chỉ bắt tay còn là một điệu bộ mang nhiều ý nghĩa trong ngôn ngữ cơ thể. Đọc vị được cử chỉ bắt tay sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩ và tâm lý của người đối diện.

Vì thế, kỹ năng bắt tay là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy làm sao để có được cái bắt tay ăn điểm trong giao tiếp hay đàm phán ? Hãy cùng phandanganh.com tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé !

Contents

3 kiểu cơ bản trong kỹ năng bắt tay và ý nghĩa

1. Tư thế thượng phong. Đây là khi bạn xoay bàn tay để lòng bàn tay hướng xuống khi bắt tay. Lòng bàn tay của bạn không nhất thiết phải hướng thẳng xuống, nhưng bàn tay phải nằm phía trên cho biết bạn đang muốn áp đảo, kiểm soát cuộc gặp mặt.

Điệu bộ này có thể bắt nguồn từ thời xa xưa. Hai thủ lĩnh gặp mặt và chào hỏi nhau như kiểu vật tay ngày nay. Cuối cùng, bàn tay của người khỏe hơn sẽ đè trên bàn tay của người kia.

3 tư thế cơ bản trong kỹ năng bắt tay
3 tư thế cơ bản trong kỹ năng bắt tay

2. Tư thế phục tùng. Trái ngược với kiểu bắt tay trên, bắt tay kiểu phục tùng đưa tay vào tư thể lòng bàn tay hướng lên. Điều này ngụ ý việc nhường thế chủ động cho đối phương.

Cái bắt tay này hiệu quả khi bạn muốn nhường đối phương quyền kiểm soát, chủ động. Ví dụ như lúc bạn đang xin lỗi ai đó.

3. Tư thế bình đẳng. Lúc này, cả hai lòng bàn tay giữ ở tư thế thẳng đứng, tạo thành cái bắt tay gọng kìm. Điều này tạo cảm giác bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì không ai phải nhượng bộ ai. Ngoài ra, lực bắt tay của cả hai bên cũng sẽ cân bằng trong trường hợp này.

XEM THÊM: Phỏng vấn xin việc: bí quyết sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Làm thế nào để có kỹ năng bắt tay hiệu quả nhất ?

Kỹ năng bắt tay là cử chỉ chào hỏi, tạm biệt và đánh dấu một sự thỏa thuận. Vì vậy, bạn luôn cần phải bắt tay nhiệt tình, hữu nghị và đáng tin vậy.

Giữ tư thế bắt tay bình đẳng

Việc giữ lòng bàn tay thẳng đứng và cân xứng với cái nắm tay của đối phương thường được công nhận là cái bắt tay đạt độ tin cậy 10/10.

Kỹ năng bắt tay: giữ tư thế bắt tay bình đẳng
Kỹ năng bắt tay: giữ tư thế bắt tay bình đẳng

Tiếp đến, hãy bắt tay với lực bằng lực bạn nhận được. Nếu cái bắt tay của bạn mạnh ở mức 7 nhưng đối phương chỉ ở mức 5 thì bạn cần giảm đi 20% sức mạnh. Ngược lại, nếu người kia nắm chặt tay ở mức 9 thì bạn cần tăng 20% sức nắm.

Khi gặp một nhóm đông người, bạn cần điều chỉnh một số góc độ, cường độ bắt tay để tạo thiện cảm với tất cả mọi người và duy trì quan hệ bình đẳng với mỗi người. Ngoài ra, đàn ông sẽ có sức nắm lớn hơn phụ nữ, vì vậy bạn cần lưu ý để điều chỉnh phù hợp.

Nếu có ai đó cố ý đưa ra lòng bàn tay úp xuống, bạn có thể bắt bằng cả hai tay để xoay lại bàn tay của họ cho cân xứng và bình đẳng với ta. Hãy cố gắng để có cái bắt tay bình đẳng. 

Xem thêm bài viết “Giao tiếp bằng mắt – đôi mắt tiết lộ cho bạn điều gì ?” TẠI ĐÂY

Khoảng cách khi bắt tay

Theo nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ cơ thể, con người vô thức có cho riêng mình một vùng không gian riêng. Tùy vào mối quan hệ mà có các vùng không gian khác nhau. Nếu ai đó xâm phạm vào không gian riêng của họ thì họ sẽ thấy không thoải mái.

Chú ý khoảng cách khi bắt tay
Kỹ năng bắt tay: chú ý khoảng cách
  • Vùng thân mật: từ 15cm – 46cm. Đây là vùng mà ta canh giữ như thể nó là tài sản của riêng họ. Chỉ những người gần gũi với ta như vợ chồng, cha mẹ, con cái, người yêu,… mới được phép bước vào.
  • Vùng riêng tư: từ 46cm – 1,22cm. Đây là khoảng cách dành cho những bữa tiệc, liên hoan ở trường lớp, cơ quan, giao tiếp xã hội và họp mặt thân mật.

Những vùng khoảng cách này có xu hướng thu hẹp với phụ nữ và giãn ra với đàn ông. Tùy theo mức độ quan hệ của bạn với đối phương, bạn hãy chọn cho mình một khoảng cách bắt tay phù hợp.

Khoảng cách ấy không nên quá gần nếu quan hệ của bạn không thuộc “vùng thân mật“. Nhưng nếu đứng quá xa, bạn sẽ có thể không với tới lòng bàn tay của họ. “Vùng riêng tư” là khoảng cách phù hợp để bạn bắt tay với một người bạn xã giao hoặc mới quen.

Thứ tự ưu tiên trong kỹ năng bắt tay

Trong kỹ năng bắt tay cũng có những thứ tự ưu tiên về tuổi tác, giới tính, địa vị. Bạn cần lưu ý để thể hiện mình là người lịch sự, có nhận biết và những cư xử đúng mực:

Thứ tự ưu tiên trong kỹ năng bắt tay
Thứ tự ưu tiên trong kỹ năng bắt tay

Về tuổi tác. người nhiều tuổi hơn đưa tay ra bắt trước, sau đó người nhỏ tuổi hơn sẽ đáp lại.

Về cấp bậc, địa vị. Cấp trên đưa tay ra bắt trước thì cấp dưới mới được đưa tay ra đáp lại.

Về giới tính. Chỉ khi nào phụ nữ đưa tay ra trước thì nam mới có thể bắt tay. Tuy nhiên, trong trường hợp nam giới lại là người lớn tuổi hơn thì lúc này có thể chủ động đưa tay ra trước.

XEM THÊM: Khóa học kỹ năng giao tiếp online hay nhất của Unica

Kỹ năng bắt tay: một số lưu ý cần nhớ

1. Đừng bắt tay quá mạnh hoặc quá nhẹ. Nếu bắt tay quá mạnh, bạn dễ bị đánh giá là người hung hăng, thích đe dọa. Còn nếu bắt tay quá nhẹ, người khác sẽ thấy bạn yếu đuối hoặc thiếu nhiệt tình. Vì khi bạn dùng lực ít, họ sẽ dễ dàng lật lòng bàn tay của bạn.

Không nên bắt tay quá mạnh hay quá nhẹ
Kỹ năng bắt tay: Không nên bắt tay quá mạnh hay quá nhẹ

2. Không để lòng bàn tay ẩm ướt, nhớp nháp như “cá tươi. Lòng bàn tay có nhiều tuyến mồ hôi hơn các bộ phận khác trên cơ thể. Đó là lý do tại sao người ta dễ thấy nó ẩm ướt. Cách khôn ngoan là bạn hãy luôn mang theo khăn giấy hoặc khăn tay để lau khô trước mỗi lần bắt tay.

3. Chỉ bắt tay khi cả hai cùng đứng dậy hoặc cùng ngồi. Tối kỵ là khi một người ngồi, một người đứng lom khom, hay một người đứng trên bục cao, bậc trên của cầu thang, một người ở thấp hơn.

4. Không nên cất một tay trong túi áo, túi quần. Hình ảnh này khiến người khác cho rằng bạn đang thiếu tự tin, hoặc đang không thành thật, che giấu điều gì đó. Thậm chí, nhiều lúc, động tác này khiến bạn trông ngạo mạn và thiếu thân thiện.

5. Chú ý văn hóa bắt tay khác nhau trên thế giới. Ví dụ, trong một số nền văn hóa ở châu Á, Phi, cái bắt tay nhẹ được coi là bình thường, còn cái bắt tay mạnh bị xem là hung hăng. Điều này khác so với văn hóa Âu – Mỹ.

XEM THÊM: Cách bắt chuyện và nói chuyện với người lạ hiệu quả

Có nên bắt tay bằng cả hai tay ?

Mục đích của mọi cái bắt tay bằng cả hai tay là cố gắng chứng tỏ sự nhiệt thành, niềm tin tưởng hoặc tình cảm sâu đậm của người chủ động bắt tay với người nhận. Cái bắt tay này khiến bạn có thể tiếp xúc nhiều hơn với người kia và nắm quyền kiểm soát bằng cách kìm giữ bàn tay của họ.

Động tác chạm cổ tay và chạm cùi chỏ
Kỹ năng bắt tay: Động tác chạm cổ tay và chạm cùi chỏ
Động tác chạm bắp tay và chạm vai
Kỹ năng bắt tay: Động tác chạm bắp tay và chạm vai

Tay trái thường sẽ đặt vào 4 vị trí: cổ tay, cùi chỏ, bắp tay hoặc vai của đối phương. Vị trí của bàn tay trái được xem như “thước đo thân mật“. Tay trái của người chủ động đặt lên cánh tay của người nhận càng cao thì mức độ thân mật mà họ đang cố chứng tỏ càng nhiều.

Điệu bộ “nắm củi chỏ” diễn tả tình trạng thân mật hơn “nắm cổ tay”. Tương tự, điệu bộ “nắm vai” diễn tả tình trạng thân mật hơn “giữ bắp tay“. Và tất cả các điệu bộ trên đều đã tiến vào “vùng thân mật” của người nhận.

Do đó, kiểu bắt tay bằng hai tay chỉ nên dành cho những mối quan hệ tương đối gần gũi với các bạn. Còn nếu bạn không có quan hệ riêng tư với đối phương thì đừng dùng kiểu này.

Tham khảo ngay khóa học “25 chiêu thức phát triển kỹ năng giao tiếp chinh phục bất kỳ ai” – Khóa học kỹ năng giao tiếp hay nhất của Unica

Mã giảm giá (lên tới 40%): HOCGIAOTIEP.VN

Hãy like và chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích
Twitter
Visit Us
Follow Me
LinkedIn
Share
INSTAGRAM

danganh

Xin chào ! Tôi là Phan Đặng Anh, và đây là nơi tôi chia sẻ những giá trị sống mà tôi cho là sẽ giúp bạn tự tin hơn, hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn. Hy vọng bạn sẽ thích những câu chuyện "zớ zẩn" của tôi ! Xem tất cả bài viết của danganh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *