Khi thuyết trình, việc bạn có tự tin trước đám đông hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của bạn. Tuy nhiên, trong các bài thuyết trình dù lớn dù nhỏ, vẫn có rất nhiều người gặp phải khó khăn.
Trước mặt đông người, họ thường lo lắng rằng mình sẽ không thể biểu diễn trôi chảy. Cứ nhắc đến diễn thuyết, họp hành là họ lại căng thẳng, quên sạch những gì đã chuẩn bị. Kết quả là khiến mọi người cảm thấy rất khó hiểu, bị rơi vào tình huống khó xử, rồi càng thêm rụt rè, mất tự tin.
Bạn có phải là một người hay rụt rè, căng thẳng trước đám đông ? Nếu câu trả lời là có thì hãy cùng phandanganh.com đi tìm giải pháp cho bạn nhé !
Contents
Nâng cao giá trị bản thân để tự tin trước đám đông
Nguyên nhân cốt lõi của sự thiếu tự tin đó chính là giá trị bản thân của bạn còn thấp. Giá trị bản thân được hiểu là nội lực của bạn, trình độ và kiến thức bạn có về một vấn đề nào đó hay những thành tựu của bạn,…
Nếu giá trị của bạn cao thì tự nhiên bạn sẽ là người tự tin. Giả sử trong một cuộc đua mà trước đó, bạn thường xuyên là người thắng cuộc trong các cuộc đua tương tự thì liệu bạn có tự tin không ? Chắc chắn là có !
Còn ngược lại, nếu bạn là một người chạy chậm và luôn thua cuộc trước đó thì sao ? Chắc chắn là bạn sẽ không thể tự tin được dù có gan dạ cỡ nào đúng không ? Vì thế, nâng cao giá trị bản thân, tích cực trau dồi kiến thức, kỹ năng của mình là việc cần làm để trở nên tự tin hơn.
Trong phạm vi hẹp, nếu bạn muốn thuyết trình tự tin trước đám đông thì cũng tương tự như vậy. Trước khi thuyết trình, bạn phải nghiên cứu kỹ càng về kiến thức, có hiểu biết trong chủ đề đó. Làm sao bạn tự tin được khi bạn chẳng biết mình phải nói gì và làm gì trên sân khấu ?
Một khi đã chuẩn bị kỹ càng nội dung, kiến thức thì bạn sẽ luôn tự tin trước đám đông. Còn nếu vẫn run sợ thì đó chỉ là vấn đề tâm lý, có thể khắc phục dễ dàng và sẽ biến mất ngay sau một vài phút.
Một số mẹo giúp bạn tự tin trước đám đông ngay lập tức
1. Ngôn ngữ cơ thể tự tin
Ngoài hình và dáng vẻ. Người khác, đặc biệt là người lạ, luôn đánh giá bạn qua vẻ bề ngoài đầu tiên. Vì thế bạn nên ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh, tóc tai gọn gàng, thơm tho sạch sẽ. Bạn cũng nên đi một cách nhanh nhẹn, thẳng lưng, ưỡn ngực để trông tự tin hơn.
Trước đám đông, bạn không nên đứng một chỗ rồi nói, cơ thể thì căng cứng, động tác như robot. Bạn cần hít thở sâu và thả lỏng cơ thể. Các cử chỉ của bản thân phải thật dứt khoát. Bạn có thể sử dụng thêm lòng bàn tay để minh họa bài thuyết trình.
Duy trì giao tiếp bằng mắt. Ánh mắt là một trong những cách chủ yếu để thu hút sự chú ý của khán giả. Để thu hút sự tập trung bạn phải làm cho mọi người cảm thấy rằng bạn đang nói với họ chứ không phải nói với cái trần nhà hay bức tường nào đó.
Nhìn trực tiếp là một trong những cách quan trọng để thu hút sự tập trung. Đừng nhìn ra ngoài mà hãy từ từ nhìn một lượt tất cả khán giả bởi vì liếc mắt ra ngoài làm bạn trông có vẻ không tự tin trước đám đông.
Hãy mỉm cười. Một trong những cách để tự tin trước đám đông là mỉm cười với khán giả. Nụ cười cho thấy bạn có thể kiểm soát tình huống và thoải mái khi ở trên sân khấu. Nó cũng thể hiện rằng bạn tin vào những gì mình đang nói. Nở nụ cười thường xuyên với khán giả sẽ khiến họ cười lại với bạn và làm giảm căng thẳng.
2. Giọng nói
Hãy nói to và rõ ràng. Một người tự tin sẽ không ăn nói lắp bắp, lí nhí hay nói quá nhanh mà luôn duy trì một tốc độ nói chậm rãi với âm vực sâu, rõng rạc. Nếu bạn hành động một cách tự tin thường xuyên thì dần bạn sẽ quen với cảm giác tự tin trong người. <<READ MORE>>
XEM THÊM: Ngôn ngữ cơ thể là gì ? Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể
3. Uống nước thật chậm và hít thở sâu
Uống nước thật chậm và hít thở sâu sẽ giúp bạn giảm sự sợ hãi và căng thẳng. Khi bạn sợ thì bạn cũng không nên ép mình không được sợ nữa, vì bạn cũng không thể làm được.
Thay vào đó, hãy tìm cảm giác bình an bằng việc uống nước từ từ và cảm nhận ngụm nước đang nuốt trong cổ họng. Nếu bạn không mang nước thì có cách khác để lấy lại bình tĩnh là hít thở sâu. Hít thở giúp các bạn nạp thêm oxi cho cơ thể, khiến bạn tỉnh táo và bớt căng thẳng hơn.
4. Tự động viên bản thân
Hãy để ý và làm chủ giọng nói thầm trong đầu của bạn. Một ngày chúng ta thường tự nói chuyện với bản thân ( độc thoại nội tâm) rất nhiều lần.
Và khi lời nói này lặp lại nhiều lần thì nó sẽ dần trở thành một thói quen, một niềm tin bên trong bạn. Vậy khi gặp khó khăn thì bạn thường nói gì với chính mình ? Có phải là các cụm từ như “khó quá“, “ghê quá” hay “không làm được” ?
Nếu đúng như thế thì bạn cần phải thay đổi ngay giọng nói thầm trong đầu mình. Bạn hãy tự nói với mình những lời lẽ tích cực hơn rằng bạn phải đối mặt với nỗi sợ và đánh bại nó để tự tin trước đám đông.
Hãy tưởng tượng bản thân bạn có thể làm được. Ngoài việc sử dụng lời nói thì bạn cũng có thể sử dụng hình ảnh để tự động viên bản thân.
Hãy tưởng tượng rằng bạn sẽ hoàn thành xuất sắc bài thuyết trình hay bài hát mà bạn phải trình diễn nơi đông người, kèm theo đó là những tràng vỗ tay không ngớt của khán giả. Bạn làm cho hình ảnh, âm thanh càng sống động, rõ nét thì hiệu quả sẽ càng cao.
Để tự tin trước đám đông: Đừng lo người khác nghĩ gì về bạn
Trước khi lên trình diễn trên sân khấu, chúng ta thường sợ bị người khác đánh giá, chê cười hay sợ bị mắc lỗi nọ lỗi kia.
Nhưng ta lại quên rằng, khán giả đến xem chúng ta thuyết trình là họ muốn nghe sự hướng dẫn của bạn, để giải quyết nhu cầu của họ. Và chính các bạn mới là người giúp họ thỏa mãn nhu cầu đó. Mọi người cần và tin tưởng bạn, để cho bạn được trình bày.
Chính vì thế, bạn không cần lo người khác nghĩ gì về phần trình bày của bạn. Bạn cũng không cần phải sợ hãi khi mình quên mất câu nào, chữ nào đó trong lúc thuyết trình, vì người nghe cũng chưa bao giờ nhìn thấy phần chuẩn bị của bạn.
Và dù bạn có chuẩn bị kỹ đến đâu thì cũng vẫn có thể xảy ra lỗi. Nhưng bạn yên tâm đi, khán giả luôn thông cảm cho bạn vì họ chỉ tập trung vào ý chính mà bạn trình bày. Tuy nhiên, khán giả sẽ tỏ thái độ nếu bạn lúng túng và ngừng lại quá lâu sau khi mắc lỗi.
Vậy nên, hãy cứ lờ những lỗi nhỏ như nói vấp hay quên chữ và tiếp tục phần trình bày. Điều mà người nghe muốn thấy là việc bạn xử lý những lỗi đó như thế nào.
XEM THÊM: Làm sao để kiểm soát cảm xúc trong mọi tình huống ?
Luyện tập thật nhiều để tự tin trước đám đông
Để tự tin trước đám đông, bạn phải sẵn sàng trải nghiệm và chấp nhận thất bại. Giống như học lái xe máy, bạn không thể vừa ngồi lên đã lái được mà cần phải có thời gian trải nghiệm và vấp ngã rất nhiều.
Bạn sẽ không thể tự tin hơn nếu chỉ ngồi đọc mà không áp dụng những cách trên thường xuyên. Vì thế, bạn hãy tham gia các hội nhóm, CLB mà bạn thích, nơi có thể tạo điều kiện cho bạn đối mặt với nỗi sợ của mình và rèn luyện khả năng tự tin nơi đông người.
Và bạn hãy bước lên sân khấu thật nhiều lần, thường xuyên đến nơi đông người. Khi đã thành công một lần, hai lần đến n lần thì bạn sẽ không còn sự sợ hãi nữa.
Ngoài ra, bạn có thể chủ động làm quen, giao lưu với những người tự tin. Khi chơi với người tự tin, trong môi trường năng động, bạn sẽ bị lây sự tự tin từ họ. Bởi dù muốn dù không, chúng ta luôn bị tác động và ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.
Tham khảo ngay khóa học “25 chiêu thức phát triển kỹ năng giao tiếp chinh phục bất kỳ ai” – Khóa học kỹ năng giao tiếp hay nhất của Unica
Mã giảm giá (lên tới 40%): HOCGIAOTIEP.VN