Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng đòi hỏi người nói phải có tư duy phân tích, tổng hợp tốt. Thuyết trình cũng là một cách để thể hiện ý tưởng và năng lực của một người trong công việc.

Tuy nhiên, trong các bài thuyết trình dù lớn hay nhỏ, vẫn có rất nhiều người gặp phải khó khăn. Nguyên nhân thường là do thiếu tự tin, sợ bị khán giả đánh giá, do không xử lí tốt các tình huống bất ngờ hoặc đơn giản là do chưa biết cách chuẩn bị chu đáo.

Vậy bạn có phải là một trong số rất nhiều người đang gặp khó khăn trong kỹ năng thuyết trình ? Nếu đúng là như vậy hãy cùng phandanganh.com gỡ rối” cho bạn nhé !

Contents

Kỹ năng thuyết trình thứ 1: Sự chuẩn bị chu đáo

Có thể nói khâu chuẩn bị là điều quan trọng nhất để có một bài thuyết trình hoàn hảo. Bởi vì, chỉ khi bạn có sự chuẩn bị tốt thì bạn mới có đủ tự tin để đứng trên sân khấu.

1. Thuyết trình có đáng sợ ?

Dường như chúng ta tin rằng phải có những bí ẩn gì đó trong việc thuyết trình. Phải có bí quyết gì đó làm cho người ta diễn thuyết hấp dẫn hơn. Và đã có rất nhiều sách hướng dẫn thuyết trình được viết ra, nên chắc hẳn bạn cho rằng cần phải khổ luyện lắm mới có thể tự tin trước đám đông.

Nhưng thực ra, “bí quyết” duy nhất để có kỹ năng thuyết trình tốt đó là biết một bí mật: “thuyết trình suy cho cùng cũng chỉ là trò chuyện“. Thuyết trình cũng chỉ là bạn đang chia sẻ suy nghĩ của mình với những người khác.

Thuyết trình có đáng sợ ?
Kỹ năng thuyết trình: Thuyết trình có đáng sợ ?

Thậm chí, về một khía cạnh nào đó, diễn thuyết còn dễ hơn giao tiếp thông thường. Bởi vì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bạn đang nói chủ đề gì và đến phần nào. Vậy nên, bạn hãy nghĩ đến thuyết trình như một công việc nhẹ nhàng và không nên quá sợ hãi.

Muốn có kỹ năng thuyết trình tốt, trước tiên bạn phải dám thuyết trình. Khi bạn đã dám làm một lần thì những lần sau của bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Mà khi đã làm được nhiều lần thì bạn sẽ quen và không còn phải e dè trước đám đông. 

XEM THÊM: Làm thế nào để tự tin trước đám đông ?

2. Thấu hiểu về khán giả trước khi thuyết trình

Trước khi thuyết trình, bạn phải xác định xem khán giả của bạn thuộc nhóm đối tượng thế nào. Họ là học sinh, sinh viên hay người đi làm ? Họ là những người như thế nào ? Họ là người quen hay người lạ với các bạn ? Họ muốn nghe bạn chia sẻ điều gì ? 

Kỹ năng thuyết trình: Thấu hiểu khán giả trước khi thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình: Thấu hiểu khán giả trước khi thuyết trình

Dựa vào những phân tích trên, các bạn sẽ có các cách tiếp cận khán giả khác nhau. Phong cách và thái độ trình bày của bạn cũng sẽ thay đổi một chút tùy vào đối tượng nghe. Trang phục không những cần phải hợp với bạn mà còn phải hợp bối cảnh, hợp khán giả.

Và khi bạn hiểu người nghe có nhu cầu thế nào thì bạn mới biết mình cần chia sẻ những nội dung gì. Không chỉ trong kỹ năng thuyết trình mà trong nghệ thuật giao tiếp nói chung, bạn nên nói điều người khác muốn nghe hơn là điều bạn muốn nói.

Điều này sẽ giúp cho bài thuyết trình của bạn tăng được tính thuyết phục và sự gắn kết với người nghe. Vì chẳng ai muốn nghe vấn đề A trong khi họ đang trông đợi bạn nói vấn đề B. Liệu bạn có thấy thất vọng và dư thừa không khi chẳng ai quan tâm đến nội dung bạn nói ?

XEM THÊM: Làm sao để kiểm soát cảm xúc trong mọi tình huống ?

3. Chuẩn bị nội dung

Khi thuyết trình, một điều đương nhiên là bạn phải có cái gì đó để nói. Và bạn không thể né tránh được nghĩa vụ phải nói bằng cách đi vệ sinh hoặc nghe điện thoại.

chuẩn bị nội dung
Kỹ năng thuyết trình: chuẩn bị nội dung

Điều này dẫn đến nguyên tắc cơ bản của một người diễn thuyết thành công là: Bạn phải có kiến thức sâu rộng về chủ đề mà bạn trình bày, hơn bất kì ai đang ngồi nghe bạn. Vì vậy, việc chọn chủ đề đúng sở trường và chuẩn bị nội dung kỹ lưỡng là rất quan trọng.

Nếu không, bạn có thể dễ dàng bị rơi vào những tình huống bất lợi ngoài ý muốn. Bạn sẽ cảm thấy thiếu tự tin, có những cử chỉ, ngôn từ gượng gạo khi nói. Và người nghe có thể sẽ chán nếu như họ biết nhiều về chủ đề đó hơn người thuyết trình.

Click ảnh để tham khảo “KHÓA HỌC KỸ NĂNG GIAO TIẾP ONLINE HAY NHẤT CỦA UNICA

Lên “kịch bản” cho bài thuyết trình của bạn

Để phần nội dung của bạn được sắp xếp có thứ tự và hợp lý, bạn cần biết cách “lên kịch bản“. Cụ thể như sau:

cách lên kịch bản cho bài thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình: cách lên kịch bản cho nội dung

Các bạn có thể chia tờ giấy A4 ra thành 1/4 bên trái và 3/4 bên phải như trong hình. Bên trái là cột thời gian và tương ứng với khoảng thời gian đó là nội dung ở bên phải.

Ví dụ, trong khoảng 2 phút đầu tiên thì bạn sẽ giới thiệu bản thân. Trong đó hãy ghi ra xem bạn phải giới thiệu những gì một cách tóm tắt. Chẳng hạn như tên, tuổi, nơi học tập và làm việc, sở thích,…

Kịch bản” này có ba lợi ích rất lớn. Thứ nhất là nó giúp bạn sắp xếp nội dung của bạn theo trình tự thời gian, logic. Bạn có thể xem nội dung này đặt ở đây hợp lí chưa và có thể dịch chuyển nội dung theo ý muốn.

Thứ hai, bạn sẽ ước lượng được thời gian cho mỗi phần để đảm bảo đúng giờ. Nhiều người khi thuyết trình thường bị quá giờ, hoặc chưa đủ giờ. Nên có một “kịch bản” như vậy sẽ giúp bạn khắc phục điều này.

Thứ ba, kịch bản sẽ làm cho bạn nhớ bài hơn. Mỗi khi quên bài trên sân khấu thì bạn cũng rất dễ dàng liếc qua tờ giấy để nhớ lại.

Lưu ý: Không nên viết quá dài dòng, chi tiết trong kịch bản. Chỉ sử dụng những từ khóa gợi ý

4. Tập luyện ở nhà thật nhiều trước khi thuyết trình thật

Có những người chuẩn bị nội dung rất kỹ, nhưng sau đó lại không luyện tập ở nhà. Phải gần đến ngày lên sân khấu thì họ mới lật lại xem quá một chút. Và hậu quả là thuyết trình vẫn không tốt. Vì thế, để có kỹ năng thuyết trình tốt thì hãy luyện tập ở nhà thật nhiều.

Kỹ năng thuyết trình: Luyện tâp thật nhiều
Kỹ năng thuyết trình: Luyện tâp thật nhiều

Bạn có thể luyện tập một mình, đứng trước gương hay trong phòng riêng. Hoặc bạn cũng có thể nhờ một, hai người bạn ngồi làm khán giả nghe mình tập thuyết trình và sau đó họ sẽ cho bạn góp ý. Khi bạn tập một mình hoặc với người thân thì chắc chắn bạn sẽ thấy ngại ngùng.

Hãy đứng trước gương, chú ý tới từng điệu bộ cơ thể, nét mặt, nụ cười, ánh mắt cho đến cao độ giọng nói ra sao, tiết tấu nhanh chậm thế nào. Hãy lặp đi lặp lại thật nhiều lần những gì mà bạn muốn thể hiện trên sân khấu. Hãy tưởng tượng như khán giả đang ở ngay trước mặt bạn.

Và khi bạn ra thuyết trình thật, thì đó đã không còn là lần đầu tiên bạn làm nó nữa rồi. Mà là rất nhiều lần rồi. Như vậy thì không cách nào mà bạn không hoàn thành tốt được cả. Khi lên sân khấu, bạn vẫn có thể run, nhưng cái run ấy sẽ nhanh chóng mất đi vì bạn đã quá thuần thục.

XEM THÊM: Ngôn ngữ cơ thể là gì ? Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Kỹ năng thuyết trình thứ 2: Sự mở đầu ấn tượng

Có câu: “Vạn sự khởi đầu nan“. Khi diễn thuyết, bạn phải thu hút người nghe trong vòng 5 giây đầu tiên.  Khởi đầu thuận lợi cũng là cách để tạo sự tự tin cho bạn. Đối với những người chưa rèn luyện kỹ năng thuyết trình thì điều này tương đối khó khăn.

Sự mở đầu ấn tượng
Kỹ năng thuyết trình thứ 2: Sự mở đầu ấn tượng

Những lời nói đầu tiên vô cùng quan trọng. Nếu mở đầu không thu hút thì dù sau đó có nói hay thế nào cũng khó khiến người nghe hứng thú.

Vì vậy, phải nhanh chóng nắm được tâm lý người nghe và biết cách mở đầu thật ngắn gọn trong khoảng 2 – 3 câu. Bạn cũng cần phải khéo léo gợi sự tò mò, sử dụng những ngôn từ mạnh dạn để gây sự thu hút.

XEM THÊM: Cách giới thiệu bản thân ấn tượng và hiệu quả nhất

Một số cách khởi đầu hiệu quả trong kỹ năng thuyết trình

Mở đầu trực tiếp. Mở đầu trực tiếp tức là người nói sẽ đi thẳng vào vấn đề muốn đề cập. Điều này sẽ có tác dụng rút ngắn thời gian và giúp cho người nghe nhận biết ngay nội dung chính của bài thuyết trình để có sự tập trung cần thiết. 

Cách mở đầu này phù hợp trong những buổi thuyết trình mang tính nghiêm túc và liên quan đến công việc.

Một số cách mở đầu ấn tượng
Kỹ năng thuyết trình: một số cách mở đầu hay

Mở đầu bằng danh ngôn. Danh ngôn của người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng và dễ được chấp nhận. Những vấn đề được nhắc đến trong danh ngôn được coi như tiêu chuẩn lý thuyết. Mở đầu bằng danh ngôn, sau đó dẫn vào chủ đề sẽ thu hút người nghe.

Mở đầu bằng cách đặt câu hỏi. Những câu hỏi phù hợp sẽ luôn khiến cho người nghe phải động não suy nghĩ. Khi người nói đặt ra cho người nghe những câu hỏi sẽ khởi tạo tư duy của họ đối với vấn đề liên quan đến nội dung thuyết trình.

Mở đầu bằng cách kể chuyện. Người thuyết trình có thể kể một câu chuyện có thật hoặc câu chuyện hư cấu để dẫn dắt người nghe vào chủ đề chính của buổi thuyết trình.

Với cách mở đầu này, người thuyết trình sẽ dẫn dắt người nghe một cách tự nhiên và khơi gợi sự chú ý của họ vào nội dung mà mình sắp trình bày.

Kỹ năng thuyết trình: một số cách mở đầu hay
Kỹ năng thuyết trình: một số cách mở đầu

Mở đầu bằng số liệu. Có câu:”Nói có sách, mách có chứng“. Để thuyết phục người nghe, không cách nào hay hơn là bạn hãy cho họ những con số thống kê cụ thể.

Kỹ năng thuyết trình thứ 3: nghệ thuật ứng biến linh hoạt

Trong quá trình diễn thuyết, những diễn biến bất ngờ là điều khó tránh khỏi. Bởi vậy, bạn cần chuẩn bị tâm lí và kỹ năng để đối phó với tình huống ngoài dự kiến.

Giữ thái độ bình tĩnh khi xảy ra sự cố. Sự cố là một điều tồi tệ, nhưng mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn nếu cách xử lí của bạn không khôn ngoan và thiếu bình tĩnh, thiếu kiềm chế.

Đừng la lớn hay đờ ra như thể rất bế tắc mà hãy cứ điềm nhiên tiếp tục công việc. Đừng “bi kịch hóa” mà hãy biến tai nạn ấy thành một điểm nhấn hài hước và thú vị trong bài thuyết trình. Tất cả đòi hỏi bạn phải bình tĩnh và tự tin vào kỹ năng thuyết trình của chính mình.

Nghệ thuật ứng biến với tình huống bất ngờ
Kỹ năng thuyết trình thứ 3: Nghệ thuật ứng biến linh hoạt

Trả lời trôi chảy khi được đặt câu hỏi. Trong quá trình diễn thuyết, người nghe có lúc sẽ đặt câu hỏi với người nói. Có câu hỏi thực sự là xin ý kiến, nhưng cũng có câu để thăm dò trình độ người nói. Thậm chí có những câu hỏi cố ý làm khó người thuyết trình. 

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị trước một số câu hỏi mà người nghe có thể sẽ hỏi để dễ dàng đối phó. Thứ hai là làm rõ mục đích của người hỏi trước khi trả lời để ứng phó phù hợp.

Thứ ba, hãy trả trả lời một cách thông minh, linh hoạt và ngắn gọn. Bạn có thể “câu giờ” để suy nghĩ thêm bằng cách tự lặp lại câu hỏi. Quan trọng nhất là bạn phải nắm rất chắc vấn đề để không bị làm khó bởi những câu hỏi.

Kỹ năng thuyết trình thứ 4: Kết thúc khéo léo

Những lời nói cuối cùng có thể khiến người nghe tư duy, tổng hợp lại toàn bộ nội dung để nắm được những vấn đề chính của bài thuyết trình.

Kết thúc bài thuyết trình khéo léo
Kỹ năng thuyết trình thứ 4: kết thúc khéo léo

Tổng hợp lại nội dung. Người thuyết trình nên dành ra khoảng 3 – 5 phút để tổng hợp lại nội dung chính của toàn bài. Điều này sẽ giúp cho người nghe ghi nhớ sâu sắc hơn về nội dung của bài thuyết trình.

Kết thúc bằng lời động viên, kêu gọi. Hãy kết thúc bài thuyết trình bằng những từ ngữ tích cực. Cách kết thúc này dễ khiến người nghe dâng trào tình cảm phong phú, có sức truyền cảm mạnh mẽ. Nhưng chú ý sao cho từ ngữ không được quá sáo rỗng.

Kết thúc bằng danh ngôn. Tương tự như mở bài, danh ngôn hoặc một câu chân lý luôn hiệu quả. Hãy sử dụng những câu danh ngôn hay để khẳng định quan điểm và làm sâu sắc vấn đề ở phần kết của mình.

Tham khảo ngay khóa học “25 chiêu thức phát triển kỹ năng giao tiếp chinh phục bất kỳ ai” – Khóa học kỹ năng giao tiếp hay nhất của Unica

Mã giảm giá (lên tới 40%): HOCGIAOTIEP.VN

Hãy like và chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích

danganh

Xin chào ! Tôi là Phan Đặng Anh, và đây là nơi tôi chia sẻ những giá trị sống mà tôi cho là sẽ giúp bạn tự tin hơn, hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn. Hy vọng bạn sẽ thích những câu chuyện "zớ zẩn" của tôi ! Xem tất cả bài viết của danganh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *