Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng đều nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe. Thế nhưng, khi học giao tiếp, mọi người lại thường chỉ muốn học cách nói chuyện hay với hi vọng có thể ăn nói giỏi hơn mà lại quên mất việc phải lắng nghe người khác.

Con người ai cũng có nhu cầu được lắng nghe, thấu hiểu và được thể hiện mình. Vì vậy, lắng nghe chính là ta đang bày tỏ sự trân trọng và quan tâm tới người khác. Và đó cũng là cách tốt nhất để bạn có thể gây thiện cảm với bất kì ai.

Vậy làm thế nào để sở hữu kỹ năng lắng nghe thông minh và hiệu quả nhất ? Hãy cùng phandanganh.com tham khảo ngay những bí quyết dưới đây nhé !

Contents

Tại sao cần có kỹ năng lắng nghe hiệu quả ?

Thói quen lắng nghe chính là bí quyết tốt nhất để tiếp cận người khác. Bởi nhu cầu sâu thẳm nhất của con người là được thấu hiểu.

Ai cũng muốn được người khác tôn trọng và nhìn nhận giá trị của mình. Và họ sẽ không bao giờ bộc lộ những mềm yếu của mình trừ khi họ cảm nhận ra sự chân thành và thấu hiểu của người đối diện. Khi đó, họ sẽ kể cho bạn nghe nhiều hơn là bạn muốn nghe nữa.

Sự lắng nghe cũng khiến con người ta trở nên bớt phòng vệ và cởi mở với nhau hơn. Bạn đã bao giờ nghe câu nói:”Mọi người không để ý tới việc bạn hiểu biết đến đâu, cho tới khi họ biết bạn quan tâm tới họ đến mức nào” ?

Tại sao cần phải lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe: Tại sao cần phải lắng nghe ?

Điều này thật đúng ! Nếu có ai đó không thèm lắng nghe hoặc hiểu bạn, bạn có chú ý tới những gì họ nói không ? Vì vậy, hãy biểu lộ sự quan tâm bằng cách lắng nghe người khác mà không phán xét hay khuyên bảo.

Để có kỹ năng lắng nghe hiệu quả: loại bỏ 5 kiểu nghe không tốt

1. Nghe lơ đãng

Là khi ai đó nói chuyện với ta nhưng trong đầu ta lại đang suy nghĩ một vấn đề khác. Có thể họ có những điều quan trọng để nói nhưng chúng ta không nghe thấy được. Tất cả chúng ta ít nhiều đều có trạng thái lơ đãng khi nghe.

Kỹ năng lắng nghe: không nghe lơ đãng
Kỹ năng lắng nghe: không nghe lơ đãng

2. Giả vờ nghe

Kiểu nghe này thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Đó là khi ta không chú ý lắm tới điều người khác nói. Nhưng ta lại giả vờ như đang lắng nghe bằng những từ đệm như:”vâng”, “Ừ hứ”, “nghe tuyệt lắm”,….

Người nói thường nhận ra và cảm thấy họ không đáng để được nghe. Vì vậy, 2 kiểu nghe trên là điều tối kỵ trong giao tiếp.

Xem thêm bài viết về “4 kỹ năng quan trọng nhất trong nghệ thuật giao tiếp” <CLICK HERE>

3. Nghe có chọn lọc

Là khi chúng ta chỉ chú ý đến một phần nào đó của câu chuyện lôi cuốn chúng ta. Ví dụ như một người bạn của bạn đang than phiền vì bị đau bụng sau khi ăn hamburger. Thì tất cả những gì bạn nghe được là “ăn” hay “hamburger“. Và sau đó bạn nói:”Ồ, mình đang nghĩ xem nên đi ăn hamburger ở đâu nè“.

Hãy nghe toàn bộ
Kỹ năng lắng nghe: Hãy nghe toàn bộ

Bởi bạn chỉ nghe những gì bạn muốn nói thay vì điều người khác muốn nói, hậu quả là bạn sẽ không thể phát triển những tình bạn lâu dài.

4. Chỉ nghe lời nói

Điều này xảy ra khi chúng ta chỉ chăm chú nghe lời người khác nói nhưng không để ý đến cách nói, tình cảm và những gì ẩn chứa sau câu nói. Hậu quả là chúng ta sẽ đi lạc lối trong câu chuyện. Những người thiếu kỹ năng lắng nghe thường hay mắc phải lỗi này.

Nếu bạn chỉ nhắm đến lời nói, bạn sẽ hiếm khi chạm được vào những suy nghĩ sâu nhất trong trái tim một con người.

5. Nghe một cách chủ quan

Xảy ra khi ta nhìn mọi việc theo quan điểm của ta. Thay vì chịu hiểu ý của người khác, ta áp đặt họ hiểu theo ý ta. Câu cửa miệng cho kiểu này là:”Ồ, mình biết chính xác cậu cảm thấy thế nào rồi“. Họ cho rằng ta cũng có cảm nhận giống họ trong khi họ cũng chẳng thèm lắng nghe ta nói.

Không nghe một cách chủ quan
Kỹ năng lắng nghe: không nghe chủ quan

Xét đoán

Đôi lúc, khi đang nghe người khác, chúng ta có những xét đoán trong đầu về họ và điều họ nói. Nếu bạn bận xét đoán, bạn không thật sự lắng nghe. Và không ai muốn bị xét đoán cả, họ muốn được lắng nghe. Ví dụ như:

– Hôm qua mình vừa đi chơi với X xong, cậu ta là người rất tốt bụng !

Vậy à ? (Gì cơ ?, sao cậu lại đi chơi với thằng dở hơi đó. Mà với cậu thì ai chả tốt bụng cả !) 

Khóa học online
CLICK ẢNH ĐỂ XEM “KHÓA HỌC KỸ NĂNG GIAO TIẾP ONLINE HAY NHẤT CỦA UNICA”

Khuyên bảo

Đây là khi ta đưa ra một lời khuyên rút ra từ kinh nghiệm bản thân. Theo kiểu “Khi tôi trải qua…” hay “khi tôi ở tuổi cậu” mà người lớn tuổi hơn bạn hay nói.

Không khuyên bảo người khác
Kỹ năng lắng nghe: nghe trước khuyên sau

Một cô gái cần được lắng nghe nên nói với anh trai:

Em không thích ngôi trường này chút nào. Em thấy bơ vơ quá. Em ước gì có một vài người bạn mới.

Thay vì lắng nghe và thấu thiểu, thì ông anh lại liên tưởng bản thân và nói:

Em cần gặp gỡ mọi người, tham gia các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa như anh đã làm !

Cô em bé bỏng không cần bất cứ lời khuyên nào từ ông anh thiện chí cả. Dù nó có đúng cỡ nào đi nữa. Cô chỉ cần được lắng nghe. Chỉ khi cô thấy mình được thấu hiểu, cô mới sẵn sàng đón nhận lời khuyên của ông anh.

Thăm dò

Là khi bạn cố moi móc cảm xúc của người khác khi họ chưa sẵn sàng chia sẻ chúng.

Nghe thăm dò
Kỹ năng lắng nghe: Không thăm dò

Thường các bậc phụ huynh hay mắc lỗi này với con cái. Cha mẹ thường muốn biết đã có gì xảy ra với con mình. Nhưng do đứa con chưa sẵn sàng để nói, hoặc vấn đề của cha mẹ có vẻ chạm đến sự riêng tư của đứa con. Và hậu quả là đứa con thường “nín thinh“. Ví dụ:

–  Hôm nay ở trường thế nào con ? – “Tốt ạ” 

–  Con làm bài kiểm tra ra sao ? – “Được thôi ạ” 

–  Các bạn của con thì sao ? – “Bình thường ạ” 

Không ai muốn bị điều tra xét hỏi. Nếu bạn đặt ra nhiều câu hỏi mà không thu được gì, có thể bạn đang thăm dò đó.

Đôi lúc người ta chưa chuẩn bị tâm lý để cởi mở và không muốn chia sẻ. Vì thế, hãy học cách lắng nghe ở những thời điểm thích hợp. Và đừng bao giờ ép người khác phải nói khi họ không muốn.

Thế nào là kỹ năng lắng nghe chân thành và thông minh ?

1. Kỹ năng lắng nghe bằng cả mắt, tai và trái tim

Trước khi bạn muốn lắng nghe, bạn phải làm được một việc, đó là hãy “lắng đọng” tâm trí lại. Bạn phải kiểm soát được tâm trí của mình tập trung vào người đối diện 100% khi lắng nghe. Không nên nghĩ ngợi lung tung khi đang trò chuyện với người khác.

Để làm được điều này, bạn nên tự nhắc nhở bản thân phải biết “lắng” rồi mới nghe. Ngoài ra, hãy giữ cho mình tư thế thẳng lưng, không nghiêng ngả, hướng về phía đối phương và giữ liên lạc bằng mắt.

Kỹ năng lắng nghe bằng cả tai, mắt và trái tim
Kỹ năng lắng nghe bằng cả tai, mắt và trái tim

Và chỉ nghe bằng tai thôi là chưa đủ, vì theo nhiều nghiên cứu, lời nói bên ngoài thường chỉ chứa khoảng 7% thông tin mà người ta truyền đạt. Còn giọng nói chiếm 38% và ngôn ngữ cơ thể chiếm tới 55% ý định thật sự của người nói.

Vì thế để hiểu những suy nghĩ thực sự của người khác, bạn cần chú ý quan sát cả ngôn ngữ cơ thể lẫn giọng nói của người đối diện chứ không chỉ nghe lời nói bên ngoài.

Nếu bạn đã hiểu được hết tâm trạng, cảm xúc của họ, thì hãy học cách đồng cảm. Nhờ vậy, khi có bất cứ chuyện vui buồn, họ cũng sẽ tìm bạn để chia sẻ. Đó là nghe bằng trái tim.

XEM THÊM: Cách bắt chuyện và nói chuyện với người lạ hiệu quả

2. Nhìn nhận bằng quan điểm của người khác: Hãy đặt mình vào họ

Để có kỹ năng lắng nghe chân thành, bạn cần gạt bỏ các quan điểm của bạn và nhìn nhận theo quan điểm của người đối diện. Bạn phải cố gắng nhìn thế giới theo cách của họ để có cảm giác như họ.

Nhìn nhận bằng quan điểm của người khác: đặt mình vào họ
Kỹ năng lắng nghe: Đặt mình vào vị trí của người khác

Có nhiều người xem việc trò chuyện là một cuộc thi tài. Quan điểm của tôi trái quan điểm của anh, không thể có chuyện cả hai cùng đúng. Trên thực tế, vì cả hai xuất phát từ những quan điểm khác nhau, cả hai đều có thể đúng.

Do đó việc cố gắng giành phần thắng trong khi nói là điều ngớ ngẩn. Nó sẽ chỉ dẫn đến sự tranh hơn thua và gây thiệt hại cho mối quan hệ của bạn.

Chỉ khi bạn đặt mình vào người khác thì bạn mới có thể hiểu tình trạng của họ. Và chỉ khi ấy thì những lời khuyên của bạn mới có thể có giá trị đối với họ.

3. Kỹ năng lắng nghe: thực hành phản ánh

Hiểu đơn giản, phản ánh là lặp lại bằng ngôn từ riêng của bạn những gì người khác nói và cảm nhận. Phản ánh không phải bắt chước. Bắt chước là bạn lặp lại nguyên xi như một con vẹt.

Kỹ năng lắng nghe: thực hành phản ánh
Kỹ năng lắng nghe: thực hành phản ánh

Phản ánh chỉ là tóm tắt lại ý người khác với thái độ ấm áp và quan tâm chân thành. Và điều này cho thấy bạn đang thực sự lắng nghe và hiểu những gì người khác nói.

Một vài cách phản ánh bạn có thể sử dụng như:”Theo tôi hiểu thì bạn cảm thấy…“, “Vậy hả ? Tôi cũng thấy là…“, “Tôi hiểu anh muốn nói là…“, “Tôi hiểu là…“.

Một biến thể khác của việc phản ánh là thỉnh thoảng bạn hãy hỏi lại đối phương. Kể cả thông tin ấy bạn biết rõ rồi, nhưng hãy cứ hỏi lại. Kiểu như:”Thế là em ấy học chỗ A chứ không phải chỗ B à ?“.

Đừng bao giờ coi phản ánh chỉ như một kỹ năng lịch sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải thực sự đang lắng nghe họ nói. Nếu không, bạn cũng sẽ bị coi là đang “giả vờ nghe“, “nghe giả dối” và người khác sẽ thấy thiếu được tôn trọng.

Tham khảo ngay khóa học “25 chiêu thức phát triển kỹ năng giao tiếp chinh phục bất kỳ ai” – Khóa học kỹ năng giao tiếp hay nhất của Unica

Mã giảm giá (lên tới 40%): HOCGIAOTIEP.VN

Hãy like và chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích

danganh

Xin chào ! Tôi là Phan Đặng Anh, và đây là nơi tôi chia sẻ những giá trị sống mà tôi cho là sẽ giúp bạn tự tin hơn, hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn. Hy vọng bạn sẽ thích những câu chuyện "zớ zẩn" của tôi ! Xem tất cả bài viết của danganh

Một trả lời tới to “Kỹ năng lắng nghe: bí quyết để thấu hiểu người khác”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *